Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: “Chúng ta cần một hệ thống chính trị mà quyền lực thực sự thuộc về nhân dân, do nhân dân và phục vụ lợi ích của nhân dân, chứ không phải chỉ cho một thiểu số giàu có”.

THEO DÒNG SỰ KIỆN

1 thg 4, 2012

“THU PHÍ” HAY “CƯỠNG ĐOẠT”?


Nguyễn Văn Hoàng.

Ngày 22/3/2012, Bộ GTVT có tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ về việc đổi tên phí “Lưu hành phương tiện giao thông cá nhân đường bộ” thành phí “Hạn chế phương tiện giao thông cá nhân đường bộ”.

Nghe có vẻ đỡ sặc mùi “luật rừng”.

Trong bối cảnh vấn nạn giao thông vẫn đang là căn bệnh trầm kha, mỗi công dân đều nên chia sẻ gánh vác cùng nhà nước.

Tôi thì tôi luôn ủng hộ bất cứ phương án đúng đắn nào giảm được UTGT, TNGT mà vẫn đảm bảo mưu sinh, quyền và nghĩa vụ người dân.

Cái tên “hạn chế” cho dù vì mục đích gì thì nó cũng vi phạm nghiêm trọng quyền tự do sở hữu phương tiện giao thông cá nhân, quyền tự do đi lại, và cho thấy sự bất tài của những người làm công tác quản lý.

Trong một khía cạnh khác, phí “Hạn chế phương tiện giao thông cá nhân đường bộ” chỉ mang đúng bản chất khi tiến hành thu với những xe đang chuẩn bị đăng ký mới. Người dân phải được biết và có quyền lựa chọn, cân nhắc trước khi mua xe. Như thế, rất có thể sẽ hạn chế được số lượng xe cá nhân tăng lên sau khi ban hành loại phí này.

Nếu áp loại phí này trên đầu phương tiện đã đăng ký, tôi dám cược bằng tính mạng rằng chắc chắn không thể giảm được lượng phương tiện này. "Thu phí" để không giải quyết được vấn đề mà vẫn cố tình thu thì đây chính là sự… “cưỡng đoạt”.

Người ta ồn ào đòi đưa “vấn đề” ra nghị trường Quốc hội. Quốc hội chỉ là cái bình phong, nhưng không để che cho người dân. Với số đại biểu “có lòng vì dân” chưa hết đầu ngón tay trong tổng số 500 đại biểu, tôi chẳng tìm thấy sự hy vọng mỏng manh nào.


Sự cưỡng đoạt. Ảnh minh họa nguồn internet.

Ý đồ thu phí phi lý, bất nhân đã bị lột phơi trong câu trả lời của ông Nguyễn Hoàng Hiệp - Phó Chủ tịch UB ATGT quốc gia trên dantri.vn ngày 21/3/2012. Xin được trích nguyên văn:

“PV: Ông sẽ trả lời sao khi nhiều người nói rằng đã mất tiền đóng phí thì chủ phương tiện sẽ đi lại nhiều hơn, sẽ khai thác tối đa. Như vậy mục tiêu giảm ủn tắc có đạt được?


Ông Nguyễn Hoàng Hiệp: Thì cứ để người ta đi, nếu có nhu cầu. Chúng ta có cấm việc đi lại đâu, chỉ cần nộp phí”. (Hết trích)

Không biết tự bao giờ, trong đời sống hàng ngày, từng người dân Việt Nam đã quá quen với việc bị “cưỡng đoạt”. Chỉ dám đưa những ánh mắt ai oán nhìn nhau và thốt lên: “bây giờ nó thế”, người ta nuốt đắng nhả ra những đồng tiền xương máu lẽ ra vẫn là của mình để chẳng đem lại ích lợi gì.

Những “mất mát” đó chỉ là “đơn lẻ”“chẳng đáng kể gì”. Người dân lâu nay bạc nhược vẫn tự an ủi mình như thế. Người ta làm vậy để chọn lấy sự tồn tại.

Nhưng lần này, sự “cưỡng đoạt”, nếu có, sẽ xảy trên diện rộng và rất đáng kể, tôi không tin người dân vẫn khiếp nhược cúi mình chỉ để sống qua ngày.

Sự khiếp nhược khiến tôi nghi ngờ những con Lạc, cháu Hồng và dòng máu “anh hùng” vẫn tự hào chảy trong huyết quản!?

Có chăng, là chỉ giữa mấy… “thằng dân” với nhau thôi!

Tôi đã từng viết câu đó trong Bàn về vượt qua nỗi sợ hãi của Trương Duy Nhất!

N.V.H

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
thiet ke web hai phong| thiet ke website hai phong||thiết kế website hải phòng||thiết kế web hải phòng