Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: “Chúng ta cần một hệ thống chính trị mà quyền lực thực sự thuộc về nhân dân, do nhân dân và phục vụ lợi ích của nhân dân, chứ không phải chỉ cho một thiểu số giàu có”.

THEO DÒNG SỰ KIỆN

17 thg 2, 2012

BÀN VỀ “VƯỢT QUA NỖI SỢ HÃI” CỦA TRƯƠNG DUY NHẤT


Nguyễn Văn Hoàng

“Sợ hãi” có rất nhiều căn nguyên!

Với đa số, “sợ hãi” vô cùng lớn khi liên hệ tới thể chế, chính quyền!

Ví thử nghề báo. Gần 700 tờ báo, số người sống bằng nghề báo lên tới gần 2 vạn. Những người này sẽ tự hỏi: nếu đồng loạt nghỉ báo viết bờ-lốc giúp đời, khai dân trí như Trương Duy Nhất, họ và gia đình sẽ sống bằng gì? Việc “nghỉ” có tác động phần nào lên hệ tư tưỏng hay chỉ tạo điều kiện cho một thế hệ "cơ hội" đầy "năng nổ", “nhiệt huyết” đang chờ “đục nước béo cò” rào rào nhảy vào? Đương nhiên ra đi đồng nghĩa với không còn “chỗ đứng”.

Và nữa, sẽ có người bị gán tội. Người ta quy kết nhưng người ta không bắt tất cả. Người chúng ta bắt đầu rờ lên gáy của mình phập phồng sống. Nỗi sợ nhân lên cùng với câu hỏi lớn dần: bao giờ sẽ đến lượt mình?

Đó là một trong muôn vàn lý do giải thích tại sao trong một xã hội dù đã khủng hoảng niềm tin, Trưong Duy Nhất, Trần Đăng Tuấn không thể tạo nên hiệu ứng dây chuyền.

Và còn bị miệt là những kẻ không thức thời, hâm, gàn dở…

Những người ngưỡng mộ Nhất, Tuấn... cũng sẽ đặt câu hỏi: liệu “tự do” rồi, mình có đứng được như Nhất, như Tuấn… hay còn chẳng kiếm nổi cái đút mồm? Thôi thì, chật chội một tí, nhưng mà vẫn có... thức uống, cái ăn!

Quá khó để có thể tự mình "vượt qua nỗi sợ hãi". Ảnh minh họa nguồn internet.

“Không thể ngăn chặn được tư duy của con người”, nhưng người ta khó có thể tự mình vượt qua khỏi nỗi sợ hãi. Đó cũng là lý do người dân cam chịu sống trong bạc nhược. Người dân cũng rất hiểu điều Tiến sĩ Jean-Francois Sabouret (Người đứng đầu Viện Nghiên cứu Thế Giới Châu Á, Institut des Mondes Asiatiques tại Paris, Giám đốc Mạng lưới Nghiên cứu Châu Á, Réseau Asie, thuộc Trung tâm Quốc gia Nghiên cứu Khoa học - CNRS của Pháp) mới phát biểu: "Người ta chỉ có thể bắt bớ một, hay một vài người thôi, chứ làm sao có thể bắt bớ cả một dân tộc được? Điều đó là không thể”, nhưng “váy”“bỉm” đã bao kín suy nghĩ người dân từ bấy nay rồi!

“Váy”“bỉm” luôn là lô cốt, là lý do chính đáng nhất để những bậc chính nhân đưa ra, rút về cố thủ khi sắp sửa tới hạn. Khi con người không được là con người, nhưng vẫn tự lừa dối, an ủi mình là con người thì người ta sẵn sàng chấp nhận tất cả để lấy sự an toàn.

Đấy là lý do chính khiến tôi luôn nghi ngờ cái vẫn gọi "tự trọng", "bất khuất", "anh hùng" của người Việt.

Có chăng, là chỉ giữa mấy "thằng dân" với nhau thôi!

Và như thế, với bản lĩnh thực tại của người Việt Nam, “vượt qua nỗi sợ hãi” để “thay chuyển” quả thực là rất khó!

N.V.H

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
thiet ke web hai phong| thiet ke website hai phong||thiết kế website hải phòng||thiết kế web hải phòng