Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: “Chúng ta cần một hệ thống chính trị mà quyền lực thực sự thuộc về nhân dân, do nhân dân và phục vụ lợi ích của nhân dân, chứ không phải chỉ cho một thiểu số giàu có”.

THEO DÒNG SỰ KIỆN

2 thg 2, 2012

NGÔ BẢO CHÂU CŨNG CHỈ LÀ "CON CỪU"!

Nguyễn Văn Hoàng

Trước cái ngày 19/8/2010 - ngày bà Pratibha Patil - Tổng thống Ấn Độ trao huy chương Fields - giải thưởng cao quý nhất trong lĩnh vực toán học cho Ngô Bảo Châu trong Đại hội Toán học thế giới tổ chức ở Hyderabad, Ấn Độ, đa số dân "đen" Việt Nam chẳng biết Châu là ai, làm cái gì, ngoại trừ một số ít đồng nghiệp, xóm giềng, bạn bè, họ hàng và những người thân quen.

Tôi cũng là một trong đa số họ. Và khi Ngô Bảo Châu trở thành hiện tượng ầm ĩ, tôi khấp khởi mừng, mong sẽ được nhìn, ngắm một giáo sư thực thụ, “thành tựu khoa học đích thực”, “thành danh ở nước ngoài” - cách nói của Phó thủ tướng Vũ Khoan, trở về, vì nước, vì dân, thoả lòng trăn trở bấy lâu đi tìm hình tượng trí thức mẫu mực của nước nhà.

Nhưng, hình của Châu xuất hiện trên sóng làm tôi sững người. Tất cả những hy vọng, mong mỏi vào một kỳ tài đã hiện ra không như mơ ước. Biết nói thế nào khi cái chủ quan của tôi lại hay dựa quá nhiều vào hình thức, vào dáng vẻ bề ngoài, và tiếc thay, điều đó luôn luôn đúng.

Và tôi lặng lẽ dõi theo!

Giáo sư Ngô Bảo Châu - người được tạo hoá "cấy nhầm" tài năng thiên bẩm trong não bộ. Ảnh nguồn báo Lao Động.

Cột sóng dư luận đầu tiên được Châu dấy lên bởi một “tuyên ngôn" ngạo nghễ, xấc xược, đượm màu vỉa hè: “Bám theo lề là việc của con cừu, không phải việc của con người tự do''. Trong khi những bộ óc siêu việt lúc nào cũng đầy ắp kiêu hãnh đang mải lao xao tranh cãi xung quanh những khía cạnh cao xa, tôi chỉ ngậm ngùi nhớ rằng ít nhất, ông bà, bố mẹ, họ hàng ruột thịt máu mủ của Châu cũng đang phải chịu thân phận “con cừu”!

Mới đây, câu nói “nổi tiếng” về tư cách trí thức Việt Nam: “Không có tư duy phản biện, không phải là trí thức” của Giáo sư Chu Hảo, nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học – Công nghệ lại được các diễn đàn hâm nóng. Châu là người đã thổi bùng ngọn lửa vốn đang âm ỉ.

Tuy nhận định "Việc đưa ra các phản biện có lập luận chặt chẽ là những đóng góp lớn cho xã hội, cho đất nước của giới trí thức", "không có phản biện, xã hội đã chết lâm sàng", không hiểu sao, Châu sỗ sàng phẩy phủi vai trò, trách nhiệm, nghĩa vụ của một trí thức lẽ ra nên có: "Đối với tôi, trí thức là người lao động trí óc... Giá trị của trí thức là giá trị của sản phẩm mà anh ta làm ra, không liên quan gì đến vai trò phản biện xã hội"!??

Châu còn cảnh báo: "Trước khi lên tiếng về một vấn đề nào đó, người trí thức hơn ai hết cần phải hết sức ý thức về ảnh hưởng của nó". "Những người có học, có tri thức thật ra cần phải rất tỉnh táo khi tham gia việc phản biện xã hội"!?

Châu chẳng ngại ngần bày tỏ tiểu thuật sống Châu đang áp dụng vốn vẫn bị xã hội phê phán “trùm chăn”: "Cá nhân tôi thường tránh bàn luận các vấn đề mà tôi không biết rõ. Tôi quan tâm nhiều hơn tới những lĩnh vực mà tôi có thể trực tiếp tham gia hành động thay vì chỉ nêu ý kiến"!?

Mọi người còn nhớ cuối năm 2009, trước sự kiện Viện Nghiên cứu Phát triển (IDS) - một Viện nghiên cứu và phản biện chiến lược tư nhân do Giáo sư Hoàng Tụy và Tiến sỹ khoa học Nguyễn Quang A đứng đầu tự giải thể, Châu đã đưa ra chính kiến của mình với vụ việc này: “Một xã hội mà không biết lắng nghe các ý kiến phản biện là một chuyện tương đối dở".

Sự huỵch toẹt quả quyết trong thay đổi quan điểm lần này của Châu dường như là câu trả lời thẳng thừng trong lựa chọn “phục vụ lợi ích bộ máy” hay “phục vụ xã hội”!?

Phát kiến dứt khoát sau một loạt động thái nhận nhà, tiền từng khiến dư luận râm ran là chỉ dấu chính thức cho mọi người thấy Châu đã cúi mình cam chịu phận "cừu" trong khi Châu vẫn cố gắng tỏ ra thoải mái cười cợt, khinh khi vào “những cơn bão trong cốc thuỷ tinh” do bầy cừu “chế tạo” nên!

Tôi không nghi ngờ tài năng của Châu, nhưng tôi cho rằng tạo hóa đã có sự nhầm lẫn. Những cấu trúc thực tài, thiên bẩm lẽ ra không bao giờ nên được cài đặt, cấy vào trong một bộ não bình thường, dễ bị ảnh hưởng, nhuốm nhen những toan tính tầm thường của xã hội. Nhờ có sự lầm lẫn tai hại đó, tài năng đã đưa Châu đi được xa hơn cái hình thức, cốt cách lẽ ra chỉ có thể là thợ thuyền, vôi vữa của Châu.

Theo báo chí, khi biết sắp nhận giải Fields, Châu đã tranh thủ nhập quốc tịch thứ hai với hy vọng giải thưởng cũng sẽ đem lại vinh dự cho các nhà toán học Pháp. Chẳng biết tài năng của Châu (chứ không bao gồm nhân cách) có thực sự đem lại vinh dự cho Pháp quốc(?), nhưng có lẽ người dân của cái nền văn minh phát triển vào bậc nhất thế giới này sẽ chẳng hãnh diện cho lắm với cách toan tính chụp giật của một nhà toán học tầm Quốc tế, nhanh nhạy, chi ly chẳng kém mấy bà, chị buôn thúng, bán nia!

N.V.H

1 nhận xét:

Nặc danh nói...

(tri thuc la suc manh).tri thuc cua mot nguoi len duoc hieu theo nghia rong nhu co mot tam van hoa nhat dinh. (chu tam van hoa o day no bao ham voi nghia rong :ghia la nguoi do co mot tam nhin, tam hieu biet rong tren nhieu phuong dien).mot ky su,mot bac sy ,tham tri mot tien si chuyen nganh cung chi duoc danh gia la chuyen gia trong linh vuc do tru chua chac da la mot tri thuc.ngo bao chau cung vay thoi.ong ta,(anh ta thi dung hon)cung chi la(tam goi la mot nha toan hoc duoc giai quoc te)chua duoc xep la nguoi tri truc-co the anh ta con thieu ca
van hoa tru chua noi den nhieu linh vuc khac.
gioi tri thuc (dung nghia)luon luon la tang lop
uu tu mang lang nhung trong trach cua xa hoi ,ho luolluon la tang lop di trouc tien phong dinh huong,dan giat va phai giai quyet nhung buc bach ma xa hoi va lich su doi hoi.
thoi gian se cho cau tra loi chinh xac nhat,moi

con duong con o phia truoc va du sao thi:cai gi van minh tien bo hon no se chien thang-do la mot quy luat bat bien.
(tri thuc la nhung con bo keo banh xe lich su)
va duoc tra cong it nhat-lien xo.

Đăng nhận xét

 
thiet ke web hai phong| thiet ke website hai phong||thiết kế website hải phòng||thiết kế web hải phòng