Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: “Chúng ta cần một hệ thống chính trị mà quyền lực thực sự thuộc về nhân dân, do nhân dân và phục vụ lợi ích của nhân dân, chứ không phải chỉ cho một thiểu số giàu có”.

THEO DÒNG SỰ KIỆN

27 thg 12, 2011

THỪA & THIẾU TRONG CHỨC DANH “BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ”

Nguyễn Văn Hoàng

Nhân đọc bài “Tiếng Việt đang ‘dài’ ra” của Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Đức Dân trên Sài Gòn Tiếp Thị 29/08/2011, tôi chợt nhớ đến cụm từ chỉ chức danh “Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ”. Tuy vẫn nghe các phát thanh viên trịnh trọng nhắc hàng ngày, sao với tôi, khó có thể quen, khó gạt bỏ, xua tan ý nghĩ lẩn khuất, thấp thoáng trong đầu về sự thừa và thiếu nghĩa.

Từ điển Tiếng Việt 2011 định nghĩa:

Văn phòng: bộ phận phụ trách công việc giấy tờ, hành chính trong một cơ quan.

Chủ nhiệm: người đứng đầu và chịu trách nhiệm chính trong một số cơ quan nhà nước, một số tổ chức. Do đó ý nghĩa của Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ là đầy đủ, rõ ràng, chuẩn mực.

Bộ: cơ quan trung ương của bộ máy nhà nước, lãnh đạo và quản lý một ngành công tác.

Bộ trưởng: người đứng đầu, lãnh đạo một Bộ trong Chính phủ. Ví dụ Bộ trưởng Bộ Giao thông, Bộ trưởng Bộ Y tế… Trong chức danh “Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ”, Bộ trưởng ở đây không rõ nghĩa. Bộ trưởng Bộ ?

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam. Ảnh nguồn báo Đất Việt.

Chỉ có hai khả năng.

Nếu nâng văn phòng thành một ngành chuyên môn như Giao thông, Y tế, Giáo dục… thì nên có Bộ Văn phòng. Lãnh đạo cao nhất sẽ là Bộ trưởng Bộ Văn phòng, tức là cụm từ đang dùng thiếu chữ Bộ, thừa chữ Chủ nhiệm. Và khi đó sẽ nâng hàm Thứ trưởng thay cho các Phó Chủ nhiệm hiện nay.

Nếu coi văn phòng theo đúng nghĩa của nó thì Chủ nhiệm Văn phòng là quá đủ, cùng các Phó Chủ nhiệm như hiện tại. Chữ Bộ trưởng cố gắn vào đây là thừa.

Theo Luật tổ chức Chính phủ đã được Quốc hội thông qua, Văn phòng Chính phủ là cơ quan ngang Bộ. Vậy không cần thêm chữ Bộ trưởng thì nghiễm nhiên chức năng, quyền hạn của Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ cũng đã tương đương Bộ trưởng rồi. Và có lẽ, nó cũng chẳng ảnh hưởng gì đến việc “thi đấu” lên chức Phó Thủ tướng!?

Được biết ngoài ra, còn có các cơ quan ngang bộ như Thanh tra Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Uỷ ban Dân tộc, nhưng chỉ riêng Văn phòng Chính phủ mới được gắn chữ Bộ trưởng!? Vẫn biết rằng có yếu tố "lịch sử" từ xa xưa, nhưng cố duy trì, có phù hợp với sự phát triển của xã hội, của trình độ dân trí? Trong khi giá trị thực sự đem lại chỉ là để cho oai!?

Và nếu còn cố giữ cho được Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ thì Đảng, Quốc hội có nên xem xét gắn thêm chức vụ gì đó cho Chánh Văn phòng Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho hai vị đó đỡ tủi thân?

N.V.H

2 nhận xét:

Thợ cạo nói...

@Oisuthat,
Mạng đang chặn dịch vụ Blogspot.
Bạn nên xài cái thang bỏ túi, gọn nhẹ, đơn giản này là vô tuốt (99%). Không phải đi vòng, cài đặt phiền phức.
Tải phần mềm: http://www.mediafire.com/?h1tz4ty0mme
Xem hướng dẫn sử dụng: http://tranhung09.blogspot.com/p/leo-rao.html

Oisuthat nói...

Cảm ơn Tranhung09 nhiều!

Đăng nhận xét

 
thiet ke web hai phong| thiet ke website hai phong||thiết kế website hải phòng||thiết kế web hải phòng