Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: “Chúng ta cần một hệ thống chính trị mà quyền lực thực sự thuộc về nhân dân, do nhân dân và phục vụ lợi ích của nhân dân, chứ không phải chỉ cho một thiểu số giàu có”.

THEO DÒNG SỰ KIỆN

11 thg 7, 2012

NỢ XẤU VÀ CƠ HỘI ĐỤC KHOÉT NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC!?



Nguyễn Văn Hoàng

Định nghĩa nợ xấu tại Quyết định 493/2005/QĐ – NHNN Việt Nam như sau: “Nợ xấu là những khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 (dưới chuẩn), nhóm 4 (nghi ngờ) và nhóm 5 (có khả năng mất vốn)”. (Nhóm 3 trở xuống gồm các khoản nợ quá hạn trả lãi và/hoặc gốc trên 90 ngày).

Như vậy, nợ xấu được xác định theo 2 yếu tố: (I) đã quá hạn trên 90 ngày và (II) khả năng trả nợ đáng lo ngại. Đây được coi là định nghĩa của VAS.

Còn theo Phòng Thống kê – Liên hợp quốc, “về cơ bản một khoản nợ được coi là nợ xấu khi quá hạn trả lãi và/hoặc gốc trên 90 ngày; hoặc các khoản lãi chưa trả từ 90 ngày trở lên đã được nhập gốc, tái cấp vốn hoặc chậm trả theo thoả thuận; hoặc các khoản phải thanh toán đã quá hạn dưới 90 ngày nhưng có lý do chắc chắn để nghi ngờ về khả năng khoản vay sẽ được thanh toán đầy đủ”.

Như vậy, nợ xấu về cơ bản cũng được xác định dựa trên 2 yếu tố: (I) quá hạn trên 90 ngày và (II) khả năng trả nợ nghi ngờ. Đây được coi là định nghĩa của IAS đang được áp dụng phổ biến hiện hành trên thế giới.

VEF.VN ngày 29/6, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình cho biết: tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam đã lên đến 10% tổng số tiền cho vay. Mức này hầu như tương đương với dự báo của các tổ chức nước ngoài. Tính đến hết năm 2011, tổng số tiền ngân hàng cho các doanh nghiệp vay vào khoảng 2.580.000 tỷ đồng. Với tỷ lệ nợ xấu là 10% thì con số tuyệt đối sẽ vào khoảng 258.000 tỷ đồng, trong đó nợ có khả năng mất luôn chiếm đến 50%.

Theo ông Bình, mỗi tháng, nợ xấu tăng bình quân tới 8,6%.

Chỉ tính riêng 12 tập đoàn, tổng công ty quốc doanh không thôi thì đã có nợ xấu đến 218.738 tỷ đồng (số liệu do Bộ Tài chính công bố trong đề án "Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước")  

Xét về mặt lý thuyết, nợ xấu có thể do công tác thẩm định tín dụng của ngân hàng không được tốt, dẫn đến việc cho vay những khoản vay dưới chuẩn. Điều này chỉ xảy ra đơn lẻ, cục bộ và hầu hết đều được xử lý với sự vào cuộc rốt ráo của các cơ quan chức năng. Khổ chủ của những khoản vay này ngoài việc không được hưởng bất cứ khoản hỗ trợ nào còn bị mất nhà cửa, phá sản, bỏ trốn hoặc vào tù. Tuy nhiên, hậu quả kinh tế do dạng này gây ra không lớn.


Cuối cùng, người dân vẫn là người phải gánh chịu. Ảnh minh họa nguồn internet.


Nợ xấu xuất hiện trong cả hệ thống chủ yếu là do chính sách điều hành kinh tế vĩ mô, chính sách tiền tệ quá nhiều yếu kém, bất cập. Nếu muốn chứng minh nợ xấu do “chu kỳ kinh tế” hay ảnh hưởng “suy thoái kinh tế thế giới”, trước tiên đòi hỏi một cơ chế hoạt động rõ ràng, minh bạch, quy trình giám sát được thực hiện tốt, công khai.

Nợ xấu đến từ các khoản đầu tư dàn trải, ngoài ngành gây lãng phí, thất thoát. Nợ xấu hình thành từ những khoản tiền khổng lồ bốc hơi trên sàn chứng khoán, nợ xấu được ngụy trang, che đậy bằng vô số các dự án không khả thi…

Có ý kiến cho rằng lãi suất cao khiến doanh nghiệp kiệt sức và sinh nợ xấu. Tôi không nghĩ như thế. Ngân hàng chẳng bao giờ nắm đằng lưỡi nếu làm tốt công tác “thẩm định”.

Tôi không tin nợ xấu phát sinh do “thực hiện cho vay theo chỉ đạo hoặc chủ trương, chính sách của Chính phủ mà không có tài sản đảm bảo”, bởi vì khi không có khả năng thu hồi, Chính phủ hoàn toàn phải chịu trách nhiệm.

Về nguyên tắc, các ngân hàng thương mại phải kiểm soát mục đích sử dụng các khoản vay của doanh nghiệp. Đại đa số, phía cho vay chỉ cần biết khi tôi duyệt hồ sơ cho anh vay, tôi sẽ được chia bao nhiêu mà chẳng cần quan tâm tới chuyện làm ăn? Phía vay thì chỉ cần ãm được khoản kếch xù dù có phải chung chi mạnh tay và chẳng chút bận lòng tới việc trả nợ. Lẽ dĩ nhiên, không phải ai cũng có thể được ưu ái nằm trong Top này.

Để lọt vào trong Top “người nhà” này, trước tiên phải kể đến dàn COCC, CCCCC. Kế đến là có tí dây mơ rễ má, chiến hữu, bạn bè thân. Cuối cùng là bộ xậu, râu ria quỳ gối chuyên xu nịnh, bợ đỡ hòng được sủng ái, bố thí.

Trong bối cảnh hiện tại, nợ xấu ở Việt Nam nên được định nghĩa như sau: là khoản tiền khổng lồ cho tổ chức hoặc cá nhân vay dựa trên mục đích duy nhất: lợi ích của cả hai bên mà không cần tính đến hậu quả.

Nợ xấu ở Việt Nam chẳng cần yếu tố nào. Ngay sau khi hợp đồng cho vay được thực hiện thành công thì đó đã có thể coi là một khoản nợ xấu.

Chính vì vậy, không trả được nợ chẳng phải do suy thoái, giảm phát. “Chủ nợ”“con nợ” vẫn béo múp, khỏe re, vẫn xa hoa, phè phỡn trong những tòa biệt thự lộng lẫy, tột cùng sang trọng. Chẳng ai phải chịu trách nhiệm và bị đem ra trước pháp luật vì chẳng ai dại gì bới ra. Trạng chết chúa cũng không yên trong khi ngân sách không của riêng ai. Thỉnh thoảng vẫn có kẻ vào tù  can tội không có gậy chống mà dám làm liều. Họ là những “con dê tế thần” dư luận!

Nhà nước định dùng tiền ngân sách để "thành lập công ty mua bán nợ xấu" trong khi chưa chỉ ra một cách thật khách quan nguyên nhân gây nên nợ xấu, chưa làm rõ trách nhiệm tổ chức, cá nhân. Như vậy “nợ xấu” không những chẳng phải chịu hậu quả gì mà còn có nguy cơ tạo cơ hội để Ngân sách Nhà nước - tiền thuế mồ hôi nước mắt của dân một lần nữa bị đục khoét!?

Người ta lấy lý do “kinh tế đình trệ” bàn định, lập ra phương cách cứu ngân hàng, doanh nghiệp!? Ngân hàng, doanh nghiệp được thành lập với mục đích tiên quyết: kiếm lãi trên khách hàng là người dân. Ngân hàng, doanh nghiệp làm ăn thua lỗ đích thị là do yếu kém, tham lam, bất tài, tư lợi. Lời ăn, lỗ chịu, ngân hàng, doanh nghiệp như vậy nên biết hổ thẹn mà tự rút lui khỏi thị trường tránh bị đào thải theo quy luật, hà cớ sao bắt dân phải chịu? Ngân hàng, doanh nghiệp loại này chẳng trông chờ “vực dậy được và đóng góp cho nền kinh tế”. Chỉ cứu những ngân hàng, doanh nghiệp thua lỗ do khách quan: thiên tai, hỏa hoạn, bão lũ, dịch bệnh, suy thoái, giảm phát… có sự giám sát minh bạch, công khai.

Chuyên gia tài chính Nguyễn Trí Hiếu nhận xét về động thái cứu doanh nghiệp của Chính phủ: "Với loại nợ xấu mà người đi vay là những bên liên quan, đã vay được những món tiền hậu hĩnh với những điều kiện ưu đãi. Nay những người này mất khả năng thanh toán lại được nhà nước cứu thì hóa ra cả nền kinh tế đang “vỗ béo” cho các đại gia, các nhóm lợi ích và các ngân hàng được sử dụng như là một sân sau của các thế lực tài chính".

Như vậy chủ trương “thành lập công ty mua bán nợ xấu” lần nữa cho thấy chính sách điều hành kinh tế vĩ mô quá kém và cuối cùng, người dân vẫn là người phải gánh chịu.

Câu hỏi đặt ra, liệu 100.000 tỷ có thể giải quyết triệt để nợ xấu và vực dây nền kinh tế khi mới đây, theo số liệu Bộ Tài chính công bố, tổng số nợ của DNNN tại thời điểm này đang là 1.008.000 tỷ đồng!?

N.V.H

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
thiet ke web hai phong| thiet ke website hai phong||thiết kế website hải phòng||thiết kế web hải phòng