Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: “Chúng ta cần một hệ thống chính trị mà quyền lực thực sự thuộc về nhân dân, do nhân dân và phục vụ lợi ích của nhân dân, chứ không phải chỉ cho một thiểu số giàu có”.

THEO DÒNG SỰ KIỆN

14 thg 3, 2012

SAO LẠI HẠ LÃI SUẤT HUY ĐỘNG TIỀN GỬI?


Nguyễn Văn Hoàng

“Từ 13-3, lãi suất điều hành và lãi suất tiền gửi tại tổ chức tín dụng (TCTD), chi nhánh ngân hàng nước ngoài chính thức giảm 1%. Theo đánh giá của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Văn Bình, đây là thời điểm phù hợp để đưa ra quyết định này”. (ANTĐ)

Như vậy, lãi suất tối đa áp dụng với tiền gửi có kỳ hạn 1 tháng trở lên từ 14%/năm xuống còn 13%/năm.

Theo các chuyên gia, “quyết định giảm lãi suất là thiết thực và kịp thời”!? Tôi thì không nghĩ như vậy. Lãi suất giảm sẽ là điều kiện để các doanh nghiệp có thể tiếp tục sản xuất kinh doanh ổn định hơn, còn người dân nghèo thì sao? Tại sao luôn hô hào khẩu hiệu “cùng chia sẻ với người dân và doanh nghiệp” mà Nhà nước không chọn hạ lãi suất cho vay khi tỷ lệ cho vay và huy động đang chênh nhau quá lớn? Nhà nước nhất định không chịu thiệt?

Theo TS Nguyễn Mạnh Dũng - Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam: “Từ năm 2002, chúng tôi đã có cuộc điều tra trên toàn hệ thống ngân hàng, có đến 80% số người gửi tiền trong tài khoản là 50 triệu đồng. 20% còn lại ở mức trên 50 triệu đồng”!

Có đến 80% số người gửi tiền trong tài khoản là người nghèo! Ảnh nguồn internet.

Người dân nghèo trông vào tí lãi suất tiết kiệm, trong khi từ đầu năm đến nay, nhiều mặt hàng thiết yếu đã tăng giá mạnh. Chưa đầy 3 tháng, gas đã có 4 lần điều chỉnh. So với giá gas cuối năm 2011 thì giá gas hiện nay đã tăng 126.000 đồng/bình 12kg, tức là tăng gần 36%. Sữa bột tăng phổ biến 10-20%. Giá điện cũng đang rập rình biến động.

Việc xăng tăng 2100đồng/lít vừa qua khiến người dân bị sốc. Nhưng theo tính toán của tổ điều hành liên bộ, việc tăng giá sẽ làm chỉ số giá tiêu dùng cả năm tăng 0,85%!? Tôi không tin như vậy. Tháng 7/2008, giá xăng tăng 4.500 đồng mỗi lít, CPI lên gần 23%. Tháng 2/2011, xăng tăng 2.900 đồng thì lạm phát cả năm cũng hơn 18%!

Xăng, dầu là một trong những nguyên liệu thiết yếu. Khi mặt hàng này biến động, chắc chắn sẽ kéo nhiều thứ tăng theo. Chỉ sau khi giá xăng dầu tăng 1 ngày, cước vận tải rậm rịch tăng 5-10%. Nhiều hãng taxi cho biết sẽ tăng cước trong một vài ngày tới.

Trà nóng vỉa hè nâng giá 3.000 đồng/chén. Cơm bụi mỗi suất lên 35.000- 40.000 đồng. Nay lãi suất huy động lại giảm, người dân nghèo từng hy sinh quá nhiều sẽ trông chờ vào đâu? Lãi suất huy động giảm kết hợp tăng giá các mặt hàng thiết yếu tạo thành lưỡi kéo bén ngọt, vô tình, cắt nát vụn nụ cười hạnh phúc vốn thảng hoặc, héo hắt của dân nghèo Việt Nam.

Tôi đã viết trong bài Nhân vật của năm đã làm được những gì: Bằng cách hạ lãi suất huy động, Thống đốc đã làm cho túi tiền của người nghèo Việt Nam vợi đi rõ rệt trong bối cảnh lạm phát chưa thuyên giảm. Chẳng giúp được gì nhiều cho các doanh nghiệp đang hụp lặn, nhưng việc này đã khiến các ngân hàng thu lại món hời cao do khoảng cách chênh lệch giữa lãi suất huy động và cho vay quá lớn (7 – 10%). Kết quả công bố doanh thu của các ngân hàng cho thấy, so với cùng kỳ năm 2010, lợi nhuận của nhiều ngân hàng tăng đến 80% mặc dù Ngân hàng Nhà nước liên tục siết tăng trưởng tín dụng!?

Chỉ có những người trong cuộc mới biết “hạ lãi suất huy động”, sẽ đẩy dòng tiền người dân chạy đi đâu, và ai mới thực sự được lợi trong việc này!?

N.V.H

2 nhận xét:

thiet ke web hai phong nói...

Quá chán nản với chính sách nhà nước , cái gì cũng tăng, đủ lý do để tăng , thuế tăng, xăng tăng, điện rồi cũng chuẩn bị tăng, cả tham nhũng cũng tăng
chỉ có lương tháng và lương tâm là giảm thôi

khoai môn nói...

Tác giả viết quá chí lý ! Chỉ chết dân nghèo VN, làm giàu cho ngân hàng ( ở giữa hưởng chênh lệch quá cao, làm giàu một cách dã man - tàn nhẫn, ăn đậm của khách hàng đầu vào lẫn đầu ra).

Qua báo chí, tôi được biết như sau:
-lãi suất thực (khi lạm phát =0%) là khoảng vài %/năm.
-lạm phát tại VN đang ở mức ít nhất là 1X %( mười mấy %)/năm, theo công bố. Lạm phát thực tế còn cao hơn nhiều.
-Lãi suất ngân hàng hiện giờ là lãi suất ảo. Để bảo toàn giá trị vốn tiền gửi thì:

LÃI SUẤT PHẢI = HOẶC > LÃI SUẤT THỰC + LẠM PHÁT

Lãi suất đầu vào ngân hàng hiện nay thấp hơn cả lạm phát. Như vậy giá trị thực của tiền gửi sẽ giảm dần theo thời gian, trong khi tiền lãi không đủ bù đắp sự mất giá đó. Và thực chất như vậy là LỖ THẬT, chứ không phải là LÃI.

Khống chế như vậy mang nặng tính áp đặt hành chính, duy ý chí, không phù hợp quy luật khách quan.
Vấn đề lãi suất đang cao (làm khó cho người vay) là do ảnh hưởng của LẠM PHÁT quá cao.
Nếu tìm cách kéo giảm được LẠM PHÁT xuống, tự nhiên Lãi suất sẽ xuống theo.

Về Lạm phát cao, theo tôi có nhiều lý do, nhưng tôi nghĩ có chuyện "bơm" quá nhiều tiền mặt vào lưu thông?. Cái này nhiều nước cũng có, kể cả Mỹ. Vấn đề là "bơm" thêm nhiều hay ít, sẽ làm lạm phát tăng thêm nhiều hay ít tương ứng. Mà tại sao VN lại lạm phát cao nhất khu vực, chênh lệch khá lớn so với các nước? Chưa hiểu nổi???

Đăng nhận xét

 
thiet ke web hai phong| thiet ke website hai phong||thiết kế website hải phòng||thiết kế web hải phòng