(Dân trí) - Cũng từng có những dịp đi ăn buffet
tại các nhà hàng ở cả trong nước và nước ngoài, lại do bệnh nghề nghiệp
(báo chí) hay quan sát, nên tôi không bị "choáng" như nhiều bạn gửi phản
hồi sau khi xem clip về một bữa buffet… chẳng giống ai được tung lên
mạng.
Hình ảnh từ clip ăn buffet gây "choáng"...
Rằng vui thì cũng có vui…
Địa chỉ nhà hàng diễn
ra cảnh ăn buffet (mà theo cách ví von của một số bạn đọc thì có vẻ hơi
giống như… “ăn cướp”) đã có ngay từ một số nguồn tin (chưa được kiểm
chứng đâu nha):
“Địa chỉ nhà hàng đây, các bác qua ăn cho ngon miệng: Happy Tôm 25 Kỳ Đồng, P9, Q3, TPHCM” – nick Buon Vietnam: bmw35bk@yahoo.com
“Happy Tôm đây mà, mình
đã từng là ‘nạn nhân’ ở đây và 1 đi không trở lại. Thấy khách hàng
thiếu ý thức vậy mà nhà hàng không có bất kỳ động thái gì để dàn xếp,
chỉ biết bán càng nhiều phiếu càng tốt” - Binale: binale@gmail.com
“Ngó qua thấy có poster của Happy Tôm, một cửa hàng lẩu ở Kỳ Đồng. Nếu đúng là cửa hàng này thì… không dám đến luôn ^ ^” - Huy: thanhhuy@gmail.com
Theo kinh nghiệm của bản thân, tôi cũng như một số bạn đã đi ăn ở nơi này, nơi khác, thấy trường hợp phải đến mức “tranh giành” đồ ăn như trong clip là cũng có nhưng không nhiều.
Ví dụ như riêng tôi thì
chỉ bắt gặp một lần ở tầng M của một khách sạn có tiếng tại Hà Nội.
Nhưng cũng chỉ là do giá khá bình dân (cũng 100k/người), số lượng món ăn
tỉ lệ nghịch với số thực khách quá đông, nên với vài món chủ lực (như
tôm, cá) thường ai nhanh tay lấy trước thì được, còn chậm chân thì phải đợi thêm một chút mà thôi chứ không phải tranh giành.
Đi ra nước ngoài, cũng
có lần tôi thấy cảnh khách VN mình bị những người phục vụ trong nhà hàng
nước bạn…kín đáo lắc đầu khi thấy lấy thức ăn trên đĩa quá nhiều, ăn
không hết bỏ thừa lại. Hoặc do đi đứng vô ý va vào người khác, hay cười
nói hơi quá to, ăn nhai hơi lớn tiếng…
Dẫu sao, trước hết tôi
cũng muốn chia sẻ cách đánh giá có phần nhìn mọi việc một cách nhẹ nhàng
hơn về nhiều chuyện xảy ra ở VN hiện nay như Hahha: hahha@yahoo.com cho rằng: “Đúng là không được lịch sự cho lắm, nhưng lại thấy… cũng vui quá đi!”
Hoặc Back Mask blackmask922@yahoo.com
biện giải: “Nhà hàng này có bán vocher nhưng không có sự phân biệt đối
xử đâu bạn nhe. Khi bạn đến trực tiếp ăn tại đây thì bạn sẽ hiểu tại sao
những người này họ lại làm như thế. ^^. Biết đâu bạn cũng phải làm như
họ thôi”.
Giang Thanh gtranh@gmail.com
chia sẻ kinh nghiệm để có cách nhìn nhận vấn đề đơn giản hơn: “Tôi từng
đi ăn nhiều bữa buffet. Thường thì các món hải sản phục vụ giới hạn
hơn, vì nhà hàng tiết giảm chi phí. Một số nhà hàng khi phục vụ phần này
thì trực tiếp múc cho khách, vì vậy hạn chế hẳn việc giành giật nhau.
Mà hầu hết những người ăn Buffet đều là những người có thu nhập tương
đối, việc lao vào giành giật như clip trên, theo tôi nghĩ, đơn giản chỉ
là hiệu ứng đám đông giành giật cho vui chứ không hẳn họ kém văn hóa và
không biết nhường nhịn hay xếp hàng đâu”.
Còn nick Winter congchua2912@gmail.com
có cùng quan điểm với một số bạn chắc đã từng ăn tại đây: “Nhà hàng này
tôi đã đi 1 lần, đó là lần đầu và cũng là lần cuối. Quảng cáo thì để là
70 món, nhưng thực ra chưa tới 30 món. Đồ ăn thì chất lượng không cao…
Nhất là hải sản thì mỗi lần chỉ đem lên 1 khay nhỏ, mà cứ 20p mới đem
lên 1 lần, giống như nhỏ giọt. Như vậy có được gọi là buffet? Tôi nghĩ
nên trách là trách cách phục vụ của nhà hàng, chính nhà hàng làm cho mọi
người phải như vậy....”
PTT chandoi1112@yahoo.com
nêu nhận xét: “Buffet thực ra vẫn còn chưa phổ biến với phần đông người
dân VN. Cũng do tốc độ phát triển của nước mình còn chậm, nên nhiều khi
ý thức văn hóa cũng theo đà phát triển đó. Thế nên có lẽ cũng phải có
phần thông cảm thôi”.
Thậm chí có cả cách nói xem ra có vẻ hơi… lý sự cùn như của Trọng: hoangnam1008@gmail.com:
“Tôi thấy cũng chẳng có gì cả đâu. Ăn món đó thích thì người ta ăn
thôi, có gì đâu. Mà người ta còn nói ‘đồ ăn trộm có khi ăn mới ngon
mà’... Đây người ta mất tiền thì người ta ăn thôi. Nhiều người ra vẻ
lịch sự nhưng thật ra chắc gì đã tốt hơn đâu”.
… Nhưng xem ra ngậm đắng, nuốt cay cũng nhiều
Và từ những góc nhìn
đó, ta có thể thấy rõ hơn những điều “lấn cấn” được nêu ra trong những
phản hồi theo các hướng khác chiếm số đông hơn, xem ra có lý hơn. Dù
thực tế cho thấy nhiều người Việt mình cũng có thể nói là… “chê và tự
khen” tốt? Vì chê người khác thì bao giờ cũng dễ hơn là tự bản thân mình phải “ngậm bồ hòn làm ngọt” khi bị chê.
“Một kiểu ăn tôi thấy khá phổ biến của người Việt Nam,
đi đâu cũng có thể gặp. Mình gặp cả không ít những ông bà nhìn thì có
vẻ cao sang, có tiền, nhưng hầu hết cư xử thiếu văn hóa. Ăn uống thì
không biết “trông nồi", nói chi đến cách ăn như thế nào. Nói chung là
cần học hỏi thêm nhiều” - Quảng: nguyenquang1412@gmail.com
"Miếng ăn có khi là
miếng tồi tàn" – câu đó trong hoàn cảnh này có vẻ thật đúng. Tội gì phải
bỏ tiền, số tiền 300k không phải nhỏ - mà phải giành giật thế này, thưa
quý vị!? Trong video tôi thấy toàn những người ăn mặc cũng khá đẹp đẽ,
sáng láng và ra dáng trí thức. Nhưng cách ăn, cách hành xử bộc lộ ra thì
lại… tệ…. Nếu là "hiệu ứng đám đông" như một số bạn nói có lẽ cũng
không đúng đâu. Người ăn có hình dung họ giống gì chăng khi nhìn
lại hình ảnh người phục vụ đổ thức ăn ra, là cả đám đông lại nhao vào
tranh giành bằng nĩa, đũa và cả… bằng ngón tay nữa?...” - Lưu Nguyễn: phong_nguyenduy@yahoo.com
“Có lần dẫn con &
bạn bè đi ăn buffet tại 1 nhà hàng ở Cần Thơ. Mình cũng dặn con: Xếp
hàng từ từ rồi đồ ăn cũng vẫn còn mà. Ai ngờ những người lớn chen nhau
giành giật như trong clip trên. Từ đó về sau không dám dẫn con đi ăn
buffet kiểu đó nữa, trừ khi vào những nhà hàng lớn” - Mr Cần Thơ: tritung@ymail.com
“Quá thất vọng. Mình đi
du lịch nước ngoài, thấy tại các một số cửa hàng buffet của nước bạn có
dòng chữ "Phạt tiền nếu để thừa đồ ăn". Điều đáng nói là các dòng chữ
này đều là tiếng Việt. Thật quá mất mặt chỉ vì một bộ phận những người…
tỏ ra tham lam và lãng phí” - Mạnh: manh39kd4@yahoo.com.vn
“Mình không vơ đũa
cả nắm, nhưng thấy đúng là có 1 bộ phận nhỏ người Việt thiếu ý
thức trong vấn đề này, kể cả khi đi du lịch ở nước ngoài. Hôm
mình đi tour Thailand, ăn buffet tại 1 nhà hàng ở Bangkok. Vào hơi
trễ nên thức ăn không còn nhiều, khi mọi người đang xếp hàng
chờ tới lượt mình thì 1 vị khách Việt nhào lên múc lấy múc
để, rồi còn quay sang nói với người người phía sau: Mau gắp đi
kẻo hết. Thấy mà nản!” - Jacky: happylife01@gmail.com
“Nếu ai đã đi du lịch
Singapore, có dịp đến các nhà hàng ăn Hàn Quốc...bạn sẽ bắt gặp những
dòng chữ ghi bằng tiếng Việt: "Xin vui lòng lấy đủ thức ăn. Nếu ăn để
thừa từ 100g trở lên phạt 5 S$"…v.v… (và xếp hàng 4 người lần lượt vào
lấy thức ăn). Mà các nhà hàng này đâu phải chỉ phục vụ cho người Việt Nam,
còn cả khách các nước khác đến. Thế mà họ chỉ ghi câu nhắc nhở bằng
tiếng Việt (không kèm tiếng Anh). Và mình nghĩ rằng clip này cũng chứng
minh cho điều đó!” - Dinh Dinh: dinhdinh007@yahoo.com
“Đây không phải là hiện
tượng hiếm đâu. Tôi đi du lịch sang Thái, Sing, Malai... thấy ở mấy nơi
ăn tự chọn đều có 1 bảng chữ lưu ý “không bỏ thừa thức ăn” bằng tiếng
Việt (Mà đau nhất là chỉ có mỗi bảng chữ tiếng Việt đó thôi). Quá bức
xúc nên tôi tìm hiểu thì thấy không phải chỉ trong vấn đề ăn uống, mà vệ
sinh cũng bị nhắc.... Quá sợ luôn. Và buồn hơn nữa là dân Việt đi Sing
du lịch hơi bị nhiều, nhưng thủ tục nhập cảnh của họ trên phiếu ghi mẫu
bằng rất nhiều thứ tiếng: Anh, Đức, Pháp,TQ,.....Nhưng không có tiếng
Việt??? Nhưng chỗ nào xả hàng quảng cáo thì chỉ có tiếng Việt và thuyết
trình viên người Việt…???” - Nguyễn Văn Dũng: clbguitartre@yahoo.com.vn
Từ những cảnh như thế này, nghĩ sang những cách cư xử khác trong cuộc sống hàng ngày của nhiều người dân ta hiện nay, quả thấy cũng rất cần phải ngẫm nghĩ về những suy luận có vẻ như khá là tiêu cực được rút ra:
“Nhìn cảnh mà buồn! Văn
hóa là từ đâu? Từ giáo dục mà ra! Bố mẹ không làm gương cho con cái rồi
thì con cái cũng sẽ lại như thế, tạo dựng nên một thứ ‘văn hóa ăn’ như
trong clip. Ra đường, siêu thị, bệnh viện, bất kể đâu mà đứng xếp hàng
theo thứ tự thì thường lại bị nghe mắng là "Điên". Dừng đèn đỏ, phía
trước không có công an cũng bị mắng là "Điên"… Vậy ai muốn xếp hàng và đến bao giờ mới có văn hóa "xếp hàng"? Đi ăn buffet có những nơi không
lấy nhanh thì người khác lấy hết. Nhưng văn hóa nhường và chia sẻ vốn
có truyền thống ở người VN ta đâu rồi? Bao giờ mới hết cảnh tượng này
nhỉ?” – Jennifer Vu: jennifervu1210@yahoo.com
“Cho mình hỏi lại nhé cho chắc. Nếu clip trên mà ở nước ngoài thì mình mới thấy hơi ngạc nhiên, nhưng nếu ở Việt Nam
mình thì có gì mà phải ngạc nhiên nhỉ? Việc tranh nhau, không có hàng
lối, người đến sau lại tranh đứng trước... là việc thường xuyên. Nếu
không cẩn thận có khi lại là ‘nét văn hóa xếp hàng riêng có ở Việt Nam’ mất. Mình luôn dạy con mình phải biết xếp hàng nơi công cộng, đồng thời phải dạy thêm cháu nó biết kiềm chế và kiên nhẫn” - Cao Tùng: caovinhtuan79@yahoo.com
Cách ăn buffet (thực khách tự lấy thức ăn) ngày càng phổ biến và được nhiều người ưa chuộng (ảnh minh họa từ internet)
Học ăn, học nói...
Và hãy xem những cách lý giải, góp ý chắc chắn sẽ tốt hơn cho nhiều người trong chúng ta để có thêm kinh nghiệm về kỹ năng sống:
“Khi ăn buffet người ta
chỉ lấy (dùng dụng cụ, không được bốc tay) mỗi thứ 1 ít vì có nhiều
món, để thưởng thức và vừa đủ no… Không phải là nói quá đáng, nhưng tôi
thấy ở Việt Nam lâu nay các bậc làm cha mẹ hiếm khi dạy cho con cái nền
nếp trong sinh hoạt, đặc biệt là khi ăn uống…. Nên dạy cho trẻ em những
thói quen tốt: ngồi bàn ăn nghiêm túc, ăn uống từ tốn, chia đủ khẩu
phần. Dần thành thói quen tự ý thức ăn chừng đó là đủ, có nhiều và ngon
mấy cũng không ăn cố. Đó không chỉ là cách để bộ máy tiêu hóa làm việc
hiệu quả, hấp thụ tốt thức ăn, bảo vệ sức khỏe mà còn là nét văn hóa và
thói quen văn minh trong ăn uống.
Tiếc thay nhiều gia
đình không dạy con hoặc vì mưu sinh, hoặc do mải kiếm tiền, hay quan
niệm quá sơ sài "ăn uống thì sao chẳng được, miễn là no", nên dù giàu có
nhưng chỉ cần nhìn cách ăn của họ là có thể nhận ra ngay cái sự sang ở
mức độ nào… Thêm nữa theo kinh nghiệm của tôi, những ai tỏ ra "phàm ăn,
tục uống" thì ngoài đời và công việc cũng đều khó thành công và không
được nể trọng” - Mai Anh: MaiAnh_dn@walla.com
“Tôi cũng làm một người
rất thích ăn Buffet, được thưởng thức ở khá nhiều nhà hàng Buffet của
HN. Thực tế được chứng kiến cách lấy đồ ăn, tranh trước, lấy thật nhiều
đầy đĩa của mình...của nhiều người Việt. Quả là chẳng vui và lịch sự
chút nào. Có thể do suy nghĩ phải lấy thật nhiều đồ ăn không thì sẽ hết,
không đến lượt mình chăng? Hay tư duy kiểu chỉ nghĩ đến lợi ích, miếng
ăn của mình, còn người khác xếp hàng thì mặc kệ, cứ phải tranh giành mới
được..? Hãy thử vào những nhà hàng Buffet có nhiều người nước ngoài vào
xem, sẽ thấy cách cư xử của họ: rất nhẹ nhàng, lịch sự, thậm chí nếu
thấy người Việt mình họ sẽ mời bạn lấy đồ ăn trước… Những nét văn hóa đó
chẳng phải nên học sao? Với riêng cá nhân tôi, chắc chắn sẽ học hỏi và
các con của tôi cũng sẽ như vậy” - Mr.Tôm: dactanhang74@yahoo.com
“Tớ đã học về văn hoá
ăn Buffer. Tớ được biết rằng ở những nước là nơi ra đời của BF, người
tham dự mỗi lần chỉ lấy từ 1-2 món vào đĩa của họ và ăn một cách từ tốn.
Vừa ăn vừa nói chuyện, mang tính chất trao đổi thông tin là chính chứ
không đặt việc ăn uống lên hàng
đầu. Còn ở VN, có lẽ một phần vì những người tham gia chưa hiểu ý nghĩa
của BF. Một phần nữa có khi là do cách ăn còn chưa được thanh lịch, mỗi
lần lấy nhiều món hoặc có người lấy đầy cả đĩa mà vẫn cứ đứng xung quanh
bàn BF ....” - Tuấn: 02.tqtuan@gmail.com
Đúng là nếu như trong
cuộc sống chúng ta không biết tự chê mình để sửa những cái sai, không
dám tự nhận mình cũng có thể nằm trong số “những người Việt xấu xí’ ở
khía cạnh này hay khía cạnh khác, thì sao chúng ta có thể “đi một ngày
đàng, học một sàng khôn” để ngày càng hoàn thiện bản thân được, kể cả
trong cái gọi là "văn hóa ăn uống".
Cuối cùng, xin dẫn lời răn dạy của các bậc tiền nhân như "Học ăn, học nói, học gói, học mở". Hay như Nguyen nguyennguyen@yahoo.com
nhắn nhủ: “Có câu ‘ăn trông nồi, ngồi trông hướng’. Có ngon thì cũng
phải nhìn trước ngó sau, cũng phải lịch sự tối thiểu mới thấy ngon được
các bạn à...”
0 nhận xét:
Đăng nhận xét