Nguyễn Văn Hoàng
Thời gian vừa qua, cùng với việc leo thang trên Biển Đông
của Trung Quốc, báo chí truyền thông trong nước cũng đồng loạt đăng tải phát
ngôn phản đối từ phía chính quyền Việt Nam.
Nhan nhản tin trên các mạng. Nào là phản đối “Trung Quốc đơn phương thi hành lệnh cấm
đánh bắt cá ở biển Đông”; phản đối “Trung
Quốc ngang nhiên bắt giữ tàu cá và ngư dân ngay trên vùng biển Hoàng Sa của
Việt Nam”; phản đối “Trung Quốc khai
thác du lịch ở quần đảo Hoàng Sa”; phản đối “Trung Quốc mời thầu khai thác dầu khí trên vùng đặc quyền kinh tế 200
hải lý của Việt Nam”; phản đối “Trung
Quốc thành lập thành phố Tam Sa với phạm vi quản lý bao gồm huyện đảo Trường Sa
(tỉnh Khành Hòa) và huyện đảo Hoàng Sa (thành phố Đà Nẵng)”; phản đối các hành
động của Trung Quốc ở thành phố Tam Sa như “bầu
cử HĐND”, “đặt quân đồn trú”… Phản đối hành động thôi chưa đủ, Việt Nam còn
phản đối cả lời nói!
Nhưng tất cả các đăng tải phản đối rầm rộ hình như để dành
cho… người dân Việt Nam
với mục đích xoa dịu dân chúng!? Với Trung Quốc, chính quyền Việt Nam
chỉ vỏn vẹn bày tỏ thái độ ở mức ra tuyên bố và trao công hàm. Một trong những
biện pháp cứng rắn “triệu hồi đại sứ”
như các nước thường áp dụng thì ở Việt Nam là xưa nay hiếm!? Có lẽ vì thế nên từ trước đến nay, Trung Quốc vẫn xúc tiến các
hành động xâm chiếm một cách bình thường mặc cho Việt Nam lên tiếng phản đối.
Chỉ có "phản đối +" mới mong giải quyết dứt điểm hiểm họa thường xuyên bị
đè nén, hãm hiếp ngay trên chiếu chủ quyền của chính mình. Ảnh minh họa nguồn internet.
Nhìn rộng ra khu vực, song song với việc kêu gọi người dân “chuẩn bị hy sinh”, ngoại trưởng Philippines nêu rõ khi triệu hồi đại sứ Trung Quốc: “sẽ tự vệ nếu bị khiêu khích”. Tổng thống Benigno Aquino tuyên bố nước này sẵn sàng sử dụng sức mạnh quân sự để bảo vệ chủ quyền quốc gia vùng biển. Tổng thống Aquino đã chỉ thị cho quân đội “duy trì hiện diện” tại biển Đông và “cảnh giác cao độ để bảo vệ đất nước”. Người dân Philippines biểu tình quy mô lớn để phản đối Trung Quốc trong khi chính phủ cho biết họ không can thiệp vào cuộc biểu tình.
Những tín hiệu cứng rắn, mạnh mẽ từ Philippines cho
thấy hiệu quả tức thì. Nhà cầm quyền Trung Quốc lên tiếng đảm bảo rằng họ sẽ
không thâm nhập vùng biển Philippines!?
Tương tự như vậy, khi bị xâm phạm lãnh hải, tuần duyên Nhật
Bản đã cảnh báo, yêu cầu tàu Trung Quốc rời đi và theo dõi chặt chẽ vùng biển
trên. Đi đôi với đó, Nhật Bản ngay lập tức đã triệu hồi Đại sứ Trung Quốc tại nước
này để phản đối.
Tại sao Trung Quốc lại e ngại những nước này? Câu trả lời nằm ở
hai chữ "đồng minh".
Xem ra, những phát biểu gượng gạo, rụt rè từ lãnh đạo Việt Nam không có
sức răn đe. Sau vụ 3 tàu quân sự Trung Quốc nổ sung uy hiếp, xua đuổi 4 tàu cá
Việt Nam ngay trên vùng biển chủ quyền của Việt Nam, mới đây 30 tàu cá Trung Quốc
chính thức xâm phạm Trưòng Sa có sự ủng hộ, hậu thuẫn tích cực từ chính quyền
Trung Quốc, cái nôi của phương châm “16
chữ vàng” và tinh thần “4 tốt”.
Hành động leo thang táo tợn này cho thấy, nếu chính quyền
Việt Nam chỉ dừng lại ở mức
áp dụng các biện pháp phản đối yếu ớt, thì chủ quyền biển đảo Việt Nam không còn
chỉ là tương lai gần. Đây chính là thời điểm Việt Nam buộc phải tiến hành “phản đối +”
Nếu chính quyền Việt Nam thực sự có nhận thức, trí khôn
nhưng thấy mình chưa đủ sức mạnh, bản lĩnh, đã đến lúc phải tỏ rõ lập trường, chính kiến trong lựa
chọn đồng minh. Chỉ có vậy, mới mong giải quyết dứt điểm hiểm họa thường xuyên bị
đè nén, hãm hiếp ngay trên chiếu chủ quyền của chính mình.
N.V.H
0 nhận xét:
Đăng nhận xét