Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: “Chúng ta cần một hệ thống chính trị mà quyền lực thực sự thuộc về nhân dân, do nhân dân và phục vụ lợi ích của nhân dân, chứ không phải chỉ cho một thiểu số giàu có”.

THEO DÒNG SỰ KIỆN

27 thg 7, 2012

Báo nước ngoài bí mật ghi cảnh giết khỉ hãi hùng ở nhà hàng Việt

Con khỉ không kêu la, mà giẫy giụa mãnh liệt. Người đầu bếp dùng con dao to đập nhiều nhát vào cái đầu trọc của nó... Những hình ảnh được tạp chí Spiegel Online của Đức ghi nhận bằng camera bí mật ở Việt Nam khiến nhiều người không khỏi bàng hoàng trước thảm trạng của các loài linh trưởng ở nơi đây.
Tạp chí này nhận xét, Việt Nam là nơi sinh sống của nhiều loài linh trưởng đặc hữu và quý hiếm bậc nhất trên thế giới. Đáng buồn thay, đây cũng là nơi mà sự tồn tại của các loài vật họ hàng gần với con người này bị đe doạ nặng nề nhất. Nguyên nhân chính của thực trạng này chính là thói quen ăn thịt khỉ của một bộ phận người dân và sự hoạt động của hệ thống nhà hàng bán thịt khỉ.


Do người nước ngoài không thể thâm nhập được vào những nhà hàng bán thịt khỉ, Spiegel Online đã cử một cộng tác viên người Việt đóng vai một khách hàng đang tìm nguồn cung cấp thịt khỉ cho nhà hàng ở Hà Nội. Người này đã được tiếp cận nhà bếp và kho trữ của nhà hàng và ghi lại những hình ảnh vô cùng kinh khủng.

Trong gian phòng tối, con khỉ còn sống bị trói quặt tay ra sau lưng. Người đầu bếp dúi nó xuống sàn. Một người phụ nữ xối nước nóng vào nó để người kia vặt lông. Con khỉ không kêu la, nhưng nó giẫy giụa mãnh liệt. Người đầu bếp dùng con dao to đập nhiều nhát vào cái đầu trọc của con khỉ. Khi đã chết hẳn, người ta bắt đầu phanh thây nó.

Người phụ nữ hứng máu khỉ vào một cái túi nilon. Con khỉ được đưa sang trong phòng bên cạnh. Ở đó có hai xác khỉ đã được làm lông và loại bỏ nội tạng. Sẽ không có phần nào của những con khỉ bị bỏ sót. Chúng sẽ được chế biến thành món ăn hoặc các vị thuốc theo kiểu truyền thống Trung Quốc. Bà chủ quán cho biết có thể cung cấp hàng trăm con khỉ trong ít tuần. Mặc dù không được pháp luật cho phép nhưng thịt khỉ vẫn được phục vụ bán công khai tại nhiều nhà hàng.

Tại một vùng gần biên giới Việt Nam, nhà hoạt động bảo vệ môi trường Karl Ammann đã mua từ người dân một con cu li, một loài thuộc họ linh trưởng.

Con cu li này kém may mắn hơn nhiều. Nó đã bị hành hạ đến chết tại một ngôi làng miền núi gần biên giới Lào - Việt Nam. Sự tăng trưởng kinh tế và cải thiện cơ sở hạ tầng chỉ khiến cho số phận của các loài linh trưởng trở nên thê thảm hơn. Con người đã có thể xâm nhập những vùng hẻo lánh nhất của Đông Nam Á, trong khi việc ăn thịt thú hiếm trở thành một thứ mốt thời thượng.

Những bộ xương của cu li tại một khu chợ ở Mong La, Myanmar, gần biên giới Trung Quốc. Thịt nhiều loài linh trưởng được coi là một món ăn ngon, cũng như vị thuốc quý tại một số khu vực của châu Á.

Ông Kloeble George, chuyên viên hỗ trợ phát triển của Đức và nhóm kiểm lâm đã giải thoát cho nhiều cá thể cu li tại vùng rừng thuộc tỉnh Thanh Hoá, Việt Nam. "Ở khắp mọi nơi trong khu vực này đều có các nhà hàng phục vụ thịt khỉ", ông cho biết.

Kloeble và các cán bộ kiểm lâm Việt Nam bên một con khỉ vừa được tịch thu từ những kẻ nuôi giữ trái phép. Cuộc đấu tranh chống lại sự tàn sát khỉ trong các nhà hàng là cuộc đấu tranh rất gian nan. Cần có cả một hệ thống “tình báo” để có thể tìm ra các nhà hàng đó. Những nhà hàng mới thì mọc lên ngày càng nhiều.

Ở nhiều nơi, săn khỉ được coi là một môn thể thao giải trí. Vào cuối tuần, cánh thanh niên chạy xe máy vào rừng để săn bắt lũ khỉ. Những con khỉ sẽ được đem bán ở chợ để làm thịt, làm thuốc, hoặc cũng có thể là làm vật nuôi trong nhà.

Tương lai của các loài linh trưởng ở khu vực Đông Nam Á rất bấp bênh. Việc bảo vệ và phục hồi chúng sẽ đòi hỏi rất nhiều thời gian và công sức. Nhưng không thể không làm điều đó.
Hiện tại, George Kloebles đang làm việc tại một trạm kiểm lâm ở Thanh Hoá dưới sự phân công của một tổ chức viện trợ phát triển Đức nhằm bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh này.


Các cán bộ kiểm lâm Việt Nam vừa tịch thu được hai chú gấu đen còn nhỏ. "Chúng được nuôi bằng thức ăn trẻ em và các loại hoa quả, với chi phí lên tới 1.500 euro cho mỗi con gấu một năm," Kloeble nói. Hiện tại, trạm kiểm lâm của ông đang nuôi 17 con khỉ, gấu đen và hai chủ tê tê nhỏ. Với việc ngày càng nhiều động vật được tịch thu, trong tương lai trạm kiểm lâm có thể sẽ trở thành một vườn thú nho nhỏ.

Chỉ có một tỉ lệ rất ít động vật rơi vào tay thợ săn được kiểm lâm giải cứu. Đại đa số không được may mắn như vậy. Trong ảnh là một con cầy sắp bị xẻ thịt taị một ngôi làng ở Lào, gần biên giới Việt Nam. Nhiều cánh rừng đã bị chặt phá đến mức trống rỗng tại khu vực này.


Trong một báo cáo gần đây, Liên minh Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) cho biết, sự tồn tại của 303/634 loài linh trưởng trên thế giới đang bị đe dọa nghiêm trọng. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này là nạn săn bắn, buôn bán bất hợp pháp và tàn phá rừng bừa bãi.

Cũng theo IUCN, gần 90% trong số 25 loài loài linh trưởng ở Việt Nam đang bị đe dọa. Đây là tỉ lệ cao hàng đầu thế giới. Trong số này, có 5 loài linh trưởng có nguy cơ tuyệt chủng gồm: voọc Cát Bà, voọc mông trắng, voọc mũi hếch, chà vá chân xám và vượn mào đen Phương Đông.

Nếu không có những biện pháp bảo vệ, trong tương lai không xa, rất có thể người Việt Nam chỉ còn được chiêm ngưỡng những loài linh trưởng đặc hữu của đất nước mình qua những cái xác nhồi bông khô héo trong viện bảo tàng.
(Theo Spiegel /ĐV)

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
thiet ke web hai phong| thiet ke website hai phong||thiết kế website hải phòng||thiết kế web hải phòng