Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: “Chúng ta cần một hệ thống chính trị mà quyền lực thực sự thuộc về nhân dân, do nhân dân và phục vụ lợi ích của nhân dân, chứ không phải chỉ cho một thiểu số giàu có”.

THEO DÒNG SỰ KIỆN

28 thg 9, 2011

UNG THƯ - ĐỪNG TỰ ĐẾN VỚI CÁI CHẾT

Nguyễn Văn Hoàng

Ung thư - “căn bệnh chết chóc” là nhóm các bệnh liên quan đến việc hình thành, tăng sinh nhanh chóng những tế bào dị dạng (tế bào nhân quái), phân chia bất bình thường, không theo quy luật và không thể kiểm soát. Những tế bào biến dị đó có khả năng xâm lấn, phát triển mạnh mẽ đến mọi nơi trong cơ thể mà không bị thoái hóa hoặc tiêu diệt. Hiện tượng này gọi là di căn.

Cho tới thời điểm này, ung thư vẫn là một trong các bệnh nan y mà các nhà khoa học trên khắp thế giới vẫn chưa tìm ra phương pháp điều trị thực sự hiệu quả. Và như vậy, cho dù với một tinh thần lạc quan đến đâu, người ta cũng phải chua chát, ngầm hiểu với nhau rằng: đó là dấu chấm hết của một đời người.

Chưa bao giờ, bệnh ung thư phổ biến, bao trùm như hiện nay. Bất cứ ai chủ quan, coi thường đều có thể mắc ung thư. Nhiều loại ung thư y văn xếp vào hàng hiếm gặp thì nay nhan nhản. Ung thư xuất hiện ở mọi lứa tuổi cho thấy rào cản tuổi tác không còn quan trọng. Thực tế đang xảy ra trong những năm gần đây: chủ yếu ung thư gặp ở người trẻ khỏe, cho thấy căn bệnh nan y này đang được trẻ hóa với tốc độ kinh ngạc.

Thống kê của Bộ Y tế: mỗi năm, cả nước có thêm trên 100.000 người mắc ung thư và gần 75.000 ca tử vong. Trong đó, ước tính năm 2010, có thêm ít nhất 126.000 người mắc. Đáng chú ý, so với 10 năm trước đây, số người mắc mới căn bệnh nan y này hiện đang gia tăng rất nhanh.

Ung thư khiến cho người bệnh khánh kiệt về vật chất; suy sụp, tuyệt vọng về tinh thần; tàn tạ, kiệt quệ về sức khỏe trước khi lạnh lùng, tàn nhẫn cướp đi cuộc sống của người bệnh.

Mải chạy theo lợi nhuận, xung quanh chúng ta giờ đây có vô số tác nhân có thể gây ung thư. GS Nguyễn Chấn Hùng, Chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam và các nhà khoa học đều cùng chung quan điểm khi đưa ra nhận định rằng: “có tới 80% trường hợp mắc ung thư là do sinh hoạt, ăn uống không khoa học”. Như vậy, nếu sinh hoạt, ăn uống khoa học, số người bị ung thư hiện nay có thể giảm tới 80%.

Sinh hoạt, ăn uống khoa học không hề khó khăn, phức tạp. Muốn làm được điều đó, trước hết ta cần nhận dạng những tác nhân gây bệnh trong quá trình ăn uống, sinh hoạt. Từ đó, mỗi người có thể tìm ra lối thoát riêng cho mình và gia đình.

Về không khí.

Bầu không khí chúng ta hít thở đang bị ô nhiễm nghiêm trọng: ô nhiễm khói bụi, khói thuốc lá, khí thải nhà máy, khí thải các loại động cơ, hóa chất…

Khói thuốc lá được Cơ quan Quốc tế Nghiên cứu về Ung thư (WHO) xếp vào các chất gây ung thư bậc 1. Khói thuốc chứa 7000 chất độc hại, trong đó có khoảng 40 chất cực kỳ độc hại như Nicotin, Monoxit Cacbon, hắc ín, Benzen, Fomandehit, Amoniac, Axeton, Asen, Xyanua Hidro, và chứa cả chất phóng xạ cực độc (Polonium 210) gây ra các bệnh tim mạch, hô hấp, nội tiết… làm tăng khả năng phát sinh các loại ung thư. Khói thuốc lá là nguyên nhân gây ra cái chết cho 40.000 người tại Việt Nam mỗi năm.

Khói thuốc lá là nguyên nhân gây ra cái chết cho 40.000 người tại Việt Nam mỗi năm. (Ảnh minh họa nguồn Lao Động)

Khói xe được cho là thủ phạm của nhiều bệnh ung thư. Thành phần của nó bao gồm Carbon Dioxide, Carbon Monoxide, Citric Oxides, Sulfur Dioxide, các hợp chất Hydrocarbons đa vòng và nhiều thành phần “lạ” khác. Nồng độ cao có thể gây tử vong tức thì, gây rối loạn tuần hoàn, hô hấp, miễn dịch, các bệnh đa xơ cứng, biến đổi AND, dị dạng thai nhi và ung thư.

Về đồ ăn.

Thứ nhỏ nhất là hạt gạo chúng ta ăn cũng đang bị ô nhiễm. Cây lúa được phun thuốc trừ sâu bệnh đến mức chẳng còn một con gì còn sống được ở đồng ruộng, mương máng. Loại sống dai nhất là đỉa cũng đang bên bờ tuyệt chủng. Khi cất trữ, chúng được phun hóa chất để bảo quản như: Cloro Pyrifot Metyl, Methyl Bromide (CH3Br) và Phosphin... “Hơn 90% người dân ăn gạo kém chất lượng” là một kết quả thống kê mới được VEF đưa ra gần đây.

Cá, tôm, gà, lợn, bò… hầu hết được nuôi bằng thức ăn công nghiệp, tăng trọng, siêu nạc. Các hóa chất như Desamethasol (giữ nước, muối, gây tụ mỡ), Testoterone (trong thịt heo), Carbuterol, Cimaterol, Clenbuterol (tăng tỷ lệ nạc, giảm mỡ cho heo, bò), Estrdiol (tăng trọng ở gà), Chloramphenicol, Diethylstilbestrol (DES), Dimetridazole, Fenoterol, Furazolidon và các dẫn xuất nhóm Nitrofuran, Isoxuprin, Methyl-Testosterone, Stilbenes, Metronidazole, 19 Nor-Testosterone, Ractopamine, Salbutamol, Terbutaline, Terbolone, Zeranol… dùng trong chăn nuôi đều gây ảnh hưởng không nhỏ lên cơ thể người: gây rối loạn chức năng tuần hoàn, hô hấp, nội tiết, thần kinh, cơ xương khớp và liên quan mật thiết đến ung thư.

Người ta sử dụng một số hóa chất như Axit Lactic, Axit Axetic, Axit Propionic và các hợp chất Nitrat, trong đó Clorin và Clorin Dioxit hay được sử dụng hơn cả để bảo quản thịt cá. Đây là hóa chất oxy hóa mạnh, có thể gây phá hủy mô phổi hoặc tử vong. Hiện người ta đang tìm kiếm các bằng chứng rõ ràng gây ra ung thư và quái thai.

Bác sĩ Lê Thị Thu Hà- Trưởng phòng khám thai Bệnh viện Từ Dũ cho biết: “trong 5314 thai phụ được khám tiền sản tại khoa chẩn đoán trước sinh-Bệnh viện Từ Dũ năm 2009, đã phát hiện 2313 trường hợp có dị tật bẩm sinh và 599 trường hợp thai bệnh lý, trong đó có nhiều dị tật bẩm sinh nặng phải chỉ định chấm dứt thai kỳ”. (Ảnh minh họa nguồn internet)

Rau củ quả các loại đang được bón bằng các loại phân hóa học, phun thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu, trừ nấm, thuốc diệt cỏ, thuốc kích thích… không được phép sử dụng, không rõ nguồn gốc, hoặc được phép sử dụng nhưng không làm đúng quy trình, lạm dụng liều lượng.

Các hóa chất thường được sử dụng để bảo quản: Axit Benzoic, Axit Ascorbic (vitamin C), Sulfur Dioxit (SO2), BHA (Butyl Hydroxyanisol), Canxi Propionat, Natri nitrat (NaNO3), Natri nitrit (NaNO2), K2-EDTA, Formaldehyt, Glutaraldehyt, rượu Ethanol và Metyl Chloro Isothiazolinon, các hợp chất của Bromit, Acrylonitrit, Carbon Disulfit, Carbon Tetraclorit, Etylen Dioxit, Hydro Cyanit, Phosphin, Sulfuryl Florit...

Từ lâu, người ta đã phát hiện ra chất NO3 (trong phân đạm) tồn dư trong rau quả vượt quá giới hạn cho phép rất nhiều lần. Các hợp chất Nitơ, đặc biệt là Nitrate (NO3) ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của trẻ nhỏ, phá hủy hệ tiêu hóa, phát sinh các chứng ung thư.

Bé Nguyễn Trung Luyền với hai cánh tay thừa cần nhanh chóng được phẫu thuật. Ảnh: HG (Nguồn Giáo dục Việt Nam)

Hóa chất 2,4D đặc biệt nguy hiểm. Nó vừa có tác dụng diệt cỏ, vừa kích thích tăng trưởng đột biến ở rau quả. Nhiều nơi lạm dụng để tẩm ướp, bảo quản hoa quả. Chỉ với nồng độc cực thấp đã có thể vô cùng nguy hiểm với sức khỏe con người, tổn hại các hệ cơ quan, gây ra nhiều bệnh ung thư.

Natri nitrat (NaNO3) và Natri nitrit (NaNO2) là nhóm tác nhân biến đổi AND, gây ra ung thư gan, ung thư dạ dày, ung thư đại tràng… Formaldehyt (thường gọi là foc-môn) là chất cực độc, liều cao có thể gây tử vong, vẫn được dùng để ướp xác. Giúp lưu giữ thực phẩm vô cùng lâu, nhưng tác hại nó gây ra cũng rất nghiêm trọng: đột biến AND, dị dạng thai nhi và ung thư.

Gần đây, hóa chất được phát hiện dùng để phun, tẩm nhanh trái cây sau thu hoạch là carbendazim. Chất này có thể gây rối loạn hệ nội tiết, gây đột biến AND, dị dạng thai nhi và ung thư. Bên cạnh đó còn xuất hiện loại hóa chất không rõ nguồn gốc, có thể biến quả non thành chín chỉ sau một đêm.

Hoa quả các loại có nguồn gốc từ Trung Quốc hoặc không rõ nguồn gốc bày bán trên thị trường ít nhiều đều nhiễm thuốc kích thích, thuốc trừ sâu, trừ nấm, hóa chất làm đẹp, giữ tươi lâu… không được phép sử dụng hoặc sử dụng quá liều lượng cho phép.

Các loại hóa chất, phụ gia không rõ nguồn gốc tràn ngập chợ Kim Biên ( Ảnh nguồn Tiền Phong)

Đồ ăn nhanh, thức ăn chế biến sẵn không đảm bảo tiêu chuẩn, không rõ nguồn gốc chứa phẩm màu, Rodamine B, hàn the (Borat), Formol, Ure, chất bảo quản, chất phụ gia, chất tẩy trắng… Người ta sử dụng cả hóa chất tẩy trắng công nghiệp để chế biến thức ăn. Các hóa chất như Hydrogen Peroxide, Magnesium Sunlfate, Sulfur Dioxide, Chloride Sodium Hydrosufitep, Sychotrine, Psychotrine, Tinopal… đều tổn hại lên nhiều cơ quan trong cơ thể, gây viêm loét dạ dày, loét giác mạc và gây bệnh ung thư.

Thức ăn đường phố cũng là một mối lo ngại. Không rõ nguồn gốc, không đảm bảo tiêu chuẩn, chứa đầy chất bảo quản, phẩm màu và các chất phụ gia… Nhiều người không khỏi rùng mình khi nghe nhắc đến những nồi nước dùng lẩu, được pha chế từ túi, lọ gia vị lẩu có nguồn gốc từ Trung Quốc, chứa những chất ảnh hưởng đến gan, thận, có thể gây ung thư.

Loại gia vị phổ biến dùng cho các phố lẩu có xuất xứ tại Trung Quốc. (Ảnh nguồn Vietnamnet)

Các loại gia vị, nước mắm, nước chấm, bột nêm thức ăn chứa chất bảo quản, chất tạo màu: HT155 đang bị cấm sử dụng ở nhiều quốc gia trên thế giới như: Bỉ, Áo, Đan Mạch, Pháp, Đức, Mỹ, Nauy, Thụy Sĩ và Thụy Điển, Caramel III -Ammonia Caramel, Tartrazine (E102), Ponceau 4R (E124) bị cấm ở một số nước do khả năng gây ung thư, E110 ảnh hưởng lên hệ hô hấp, tiêu hóa, gây u thận và hội chứng ADHD, Carmoisine E122, Quinoline E104, AC E129, 3-MCPD, chất phụ gia siêu bột ngọt: chất điều vị Sodium Glutamate (E621), Sodium Guanylate (E627) và Sodium Inosinate (E631)… Một ví dụ điển hình hiện nay, bột nêm đang bị cho là đánh lừa người tiêu dùng Việt Nam khi sử dụng chất điều vị mạnh gấp hàng trăm lần mì chính, có thể gây rối loạn chuyển hóa, ung thư và dị dạng thai nhi.

Bột nêm đang bị cho là đánh lừa người tiêu dùng Việt Nam khi sử dụng chất điều vị gấp hàng trăm lần mì chính, có thể gây rối loạn chuyển hóa, ung thư và dị dạng thai nhi. (Ảnh minh họa nguồn Giáo Dục Việt Nam)

Về đồ uống.

Nguồn nước máy - nước sạch có thể bị ô nhiễm chất hữu cơ, Amoni (NH4+), Coliform (vi sinh vật), tồn dư kim loại nặng như chì, thủy ngân, cadmium, mangan, ma gie, đồng , kẽm, sắt, niken… , một số khoáng chất và hóa chất diệt khuẩn. Tùy theo từng loại ô nhiễm có thể gây tổn hại lên các cơ quan trong cơ thể, suy gan, suy thận, rối loạn nội tiết, phát sinh các loại ung thư. Thông tin của Tổ chức Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) cho biết, ở Việt Nam ước tính hàng năm có hơn 20.000 người chết vì các căn bệnh liên quan đến sử dụng nước bẩn và vệ sinh không đạt tiêu chuẩn.

Rượu, bia, các loại đồ uống chứa cồn. Lạm dụng Ethanol là một trong những tác nhân gây ung thư.

Các loại nước giải khát, tăng lực đóng chai đều chứa phẩm màu, chất phụ gia, chất bảo quản… Nếu được đóng trong chai nhựa còn có nguy cơ thôi nhiễm DEHP, BPA, PFC, dẫn chất Phthalate… tấn công hệ nội tiết, suy giảm chức năng hô hấp, tuần hoàn, gây đột biến AND, phát sinh các loại ung thư…

Hầu hết các loại nước giải khát bán trên thị trường đều chứa vài trong số các chất phụ gia: chất bảo quản (từ E200 đến E285), chất điều chỉnh độ chua (E260, E261, E262, E263, E290, E296, E297, từ E325 đến E337, E344, E345, E349 đến E352, E355 đến E357, E359, E 363, E365 đến E368, E370, E380 đến E384), chất tạo thể sữa (E322, E353, E354), chất chống vón (E341, E343), chất chống tạo bọt, chất chống oxy hóa (E270, từ E300 đến E326, E339, E340), chất giữ màu E375, chất tạo màu (E127, E129), chất tạo vị, chất điều vị (E621, E631, E627), chất giữ ẩm, chất ổn định E399, chất làm ngọt E951, chất tạo gel (E436, E407), chất làm chắc (E227, E333, E341), chất làm đặc, melamin, DEHP, DIDP, DINP… Chất phụ gia nếu sử dụng riêng rẽ, đúng liều lượng thì không đáng lo ngại. Nhưng khi kết hợp nhiều phụ gia trong một sản phẩm với liều lượng vô tội vạ thì có thể gây ra những hiểm họa khôn lường.

Thị trường ngày càng xuất hiện tràn lan những món ăn, đồ uống với nguyên liệu, phụ gia, công thức pha chế không rõ nguồn gốc, xa rời truyền thống, nhiễm nhiều loại hóa chất. Gần đây nhất, điển hình như vụ trà bẩn, trà sữa trân châu, sinh tố các loại, bột cà phê…


Bột và nước cốt làm sinh tố nguyên chất (Ảnh nguồn Đời Sống-Pháp Luật)

Hóa chất dùng để chế cà phê. (Ảnh nguồn Tiền Phong)

Phẩm màu, chất phụ gia khiến cho món ăn bắt mắt, hấp dẫn, tăng độ ngon miệng. Nhưng nó cũng sẵn sàng rút ngắn cuộc sống của bất kỳ ai lạm dụng, phụ thuộc vào nó.

Ngay cả món quà thơm thảo, đặc sản tinh hoa cốm làng Vòng cũng không là ngoại lệ. Màu xanh bắt mắt của cốm là do phẩm màu công nghiệp tạo thành. Đây là công đoạn công khai nhuộm màu cho cốm. (Ảnh nguồn Giáo dục Việt Nam)

Các dụng cụ liên quan đến chế biến thức ăn như nồi cơm, chảo… được tráng lớp chống dính Teflon hay Polytetrafluoroethlyene đem lại nguy hiểm ở nhiệt độ cao, tổn thương gan, gây độc hệ thần kinh, có thể sinh ra ung thư.

Các dụng cụ dùng để đựng nước, thức ăn bằng nhựa: bát, đĩa, cốc, chén, chai lọ, bình, hộp xốp, túi nylon, thìa, đũa, ống hút… có thể có dư lượng kim loại nặng, BPA, PFC, DEHP, dẫn chất Phthalate…

Tất cả những yếu tố kể trên đều vô cùng độc hại, nguy hiểm, là những nguyên nhân có thể gây ung thư, đe dọa sự tồn tại và phát triển của cơ thể người.

Tiến sĩ Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm (ĐH Bách Khoa Hà Nội): “nếu chất bảo quản, chất phụ gia liều cao sẽ gây nhiễm độc cấp tính như nôn, mửa, đau bụng, cơ thể tím tái…, liều thấp có thể tích tụ trong cơ thể dần sinh bệnh nan y”.

Cách phòng tránh:

Không hút thuốc lá. Những người đang hút thì nên bỏ và vận động mọi người cùng bỏ. Tránh những nơi không khí ô nhiễm vì khói thuốc lá.

Đeo khẩu trang khi đi ra đường. Tránh những nơi nhiều khói bụi, khí thải. Nên đeo mặt nạ phòng độc khi vào những nơi nghi ngờ ô nhiễm hóa chất, nồng độ khí thải cao.

Hạn chế tối đa tiếp xúc trực tiếp với tất cả các loại hóa chất. Khi cần thiết phải tiếp xúc, bắt buộc phải mang bảo hộ lao động: quần áo, mặt nạ phòng độc, găng tay… Tuyệt đối không sử dụng các loại phân bón hóa học, thuốc kích thích, thuốc trừ sâu, nấm, thuốc diệt cỏ, thuốc bảo quản, làm đẹp, thuốc kích quả chín… không rõ nguồn gốc, không được phép sử dụng, hoặc sử dụng không đúng liều lượng quy định.

Bé gái sơ sinh có hai đầu ở Sóc Trăng. Ảnh nguồn Thanh Niên.

Người tiêu dùng tìm hiểu kỹ nguồn gốc thực phẩm khi mua. Ngâm rửa thật kỹ trước khi chế biến. Nên sử dụng các loại thực phẩm tươi, truyển thống.

Khi mua bất kỳ loại thực phẩm nào, nên đọc kỹ nhãn mác, hạn sử dụng để biết thực phẩm có chứa bao nhiêu chất phụ gia (theo quy định bắt buộc phải ghi trên nhãn), có còn sử dụng được hay không, để đưa ra quyết định lựa chọn. Tuyệt đối tránh các loại rau củ, hoa quả, thực phẩm có nguồn gốc từ Trung Quốc, hoặc hết hạn sử dụng.

Tăng cường sử dụng thức ăn chế biến tại nhà. Bài trừ, hạn chế tối đa phụ thuộc vào thức ăn đường phố và các loại thức ăn, đồ uống, thực phẩm chế biến sẵn.

Trong quá trình chế biến thực phẩm tại gia đình, tuyệt đối không sử dụng các chất phụ gia như bột nêm, màu caramel, phẩm màu, chất làm mềm, chất tẩy trắng...

Sử dụng dụng cụ nấu ăn truyền thống, không tráng lớp chống dính. Đựng thức ăn, đồ uống bằng sứ hoặc thủy tinh.

Uống nước máy sau khi đun sôi kỹ, để nguội, rồi lọc qua máy lọc. Chỉ nên sử dụng các loại nước giải khát đóng chai thủy tinh, nhập khẩu từ các thị trường có uy tín.

Nên dùng các loại nước pha chế từ hoa quả tự nhiên: nước chanh, nước cam, nước mía, nước dừa, nước ép của các loại rau củ quả sạch, sinh tố trái cây tươi…

Sinh hoạt điều độ bằng cách chăm chỉ tập thể dục đều đặn, kết hợp với chế độ nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý, là phương pháp hiệu quả cải thiện sức khỏe, giảm stress. Trong đó chạy bộ tuy đơn giản nhưng đem lại những lợi ích không ngờ: cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai, tăng cường đề kháng, đào thải độc tố, giảm đột quỵ, chống lão hóa, ngăn ngừa ung thư, kéo dài tuổi thọ…

Nên đi khám sức khỏe định kỳ, sáu tháng một lần. Ngoài ra, nếu có biểu hiện bất thường về cơ thể, nên khẩn trương đến cơ sở y tế có chuyên môn cao để kiểm tra, sàng lọc, nhằm phát hiện ung thư ngay ở giai đoạn đầu để có thể điều trị dứt điểm.

Thường xuyên cặp nhật, trang bị, giáo dục, trao đổi, thông tin kiến thức với gia đình và mọi người xung quanh về mầm mống xuất hiện, lưu hành của các tác nhân gây ung thư, nhằm nâng cao hiểu biết để phòng tránh.

Trong khi Nhà nước còn “bận” trăm công nghìn việc với phát triển vĩ mô, các cơ quan chuyên môn luôn là đội ngũ bị động với “nhân lực mỏng”“năng lực hạn chế”, tiêu chí vì lợi nhuận được cả xã hội đặt lên hàng đầu, mỗi người nên tự ý thức để bảo vệ chính bản thân mình. Cuộc sống vô cùng quý giá. Tiền có thể mua được tất cả nhưng không thể mua được cuộc sống. Thế nhưng cuộc sống cũng rất mong manh. Mong manh tới mức có thể bị tổn thương và kết thúc bởi chỉ một cái tặc lưỡi hay chẹp miệng. Vì vậy, đừng vì bất cứ lý do gì mà sao nhãng cuộc sống. Hãy luôn cẩn trọng và nâng niu cuộc sống của bạn.

N.V.H

Một số hình ảnh bệnh nhân Ung thư đang điều trị tại Hà Nội. (Ảnh Nguyễn Văn Hoàng)

Ngày nào cũng vậy, nhà xe BV K hết chỗ từ sáng sớm.

Bãi gửi xe trên vỉa hè phố Hai Bà Trưng, xe ken thành 3 hàng, cũng lâm vào tình trạng tương tự.

Dòng người xe cứ ùn ùn đổ vào.

Khoảng sân nhỏ trước phòng nhập viện không lúc nào vắng người. Nhà chờ hết chỗ nên người nhà và bn đành ngồi bệt xuống đất.

Lối lên cầu thang lúc nào cũng nườm nượp.

Thật khó tìm một chỗ trống ở hành lang…

khi mà hành lang cũng thành nơi điều trị.

Người thân chờ đợi nơi chiếu nghỉ. Bàn tính, định liệu, căng thẳng, lo âu.

Bữa cơm thường nhật của bn nữ. Các bà, các chị đang cố ăn để chống chọi lại với cơn bạo bệnh. Cho đến lúc này, mọi người vẫn chưa biết mình đang tiếp tục đưa vào cơ thể những tác nhân gây bệnh ung thư: hóa chất độc hại thôi nhiễm từ túi ny lon và hộp xốp đựng thức ăn.

Lê Ngọc Tân 28 tuổi, Tĩnh Gia, Thanh Hóa. 8 tháng trước, Anh được BV Đa khoa tỉnh Thanh Hóa mổ, chẩn đoán ung thư Đại tràng, sau đó cho về nhà!? Sau 8 tháng, anh đang được điều trị tích cực để ngăn không cho khối di căn to lên. Giá mà sau khi mổ, BV Đa khoa tỉnh Thanh Hóa chuyển anh lên đây thì bệnh chưa vào giai đoạn trầm trọng!

Nguyễn Văn Quảng 50 tuổi, Thường Tín, Hà Nội. Anh bị ho và khó nuốt từ một năm trước. Rất nhiều lần anh vào BV TMH trung ương để kiểm tra. Sau khi nội soi, các bác sĩ đều kết luận anh chỉ bị viêm họng rồi kê đơn thuốc về điều trị. Sau vài tháng uống thuốc không đỡ, anh sang cả Viện Quân y 103, BV Đại học y Hà Nội để khám, nhưng đều chỉ được chẩn đoán viêm họng. Anh nói số thuốc anh uống phải nhiều bằng cái túi du lịch. Mới đây, anh được chẩn đoán ra bệnh - ung thư Thực quản, nhưng nó đã ở giai đoạn 2!

Người thanh niên nom sáng sủa, khỏe mạnh với vẻ mặt chua chát này không muốn cho biết tên. Anh không biết hút thuốc lá, không uống rượu. Thế mà bị ung thư Vòm họng. Mới hay xung quanh mình bây giờ sao mà lắm tác nhân gây ung thư!


Những mầm non khỏe mạnh, đẹp đẽ này có biết, chúng đang mang trong mình căn bệnh nan y?

Cháu hơi lạnh!

Cháu bình thường thôi ạ!

Truyền hóa chất nhiều, mệt lắm!

Cháu quen rồi bác ạ!

Con nhớ bạn lắm mẹ ơi!

Bụng con cứ đau thôi mẹ ạ!

Cháu đang học ăn đấy!

Bác xem chân cháu này. Hóa chất làm cháy da cháu đấy!

Bác nhìn chúng cháu thế này, bác có sợ không?

Hở bụng cho dễ chịu bác ạ!

Liệu trong giấc mơ, bé có ước trở thành siêu nhân, chiến thắng bệnh tật để về nhà?

Gấu bông ơi đừng giãy, để yên cho chị ngủ nhé

Thế bao giờ chúng cháu mới được về nhà?

Cháu vừa mới thiếp đi bác ạ! Ngủ yên con nhé!

Cháu đang phải truyền đấy!

Mẹ ơi, mẹ làm đau con rồi!

Không bao giờ bỏ cuộc. Chữa chạy cho con đến cùng!

Tuyệt vọng lắm! Hết cách rồi…

Cháu nó bị u não.

Nuôi con đến ngần này, phải nhìn con bị mắc căn bệnh quái ác, đứt từng khúc ruột! Chả thiết sống nữa!

Em chả cho cháu uống các loại nước đóng chai bao giờ cả. Thế mà cháu bị bệnh!
Hoa quả thì sao? Hoa quả nhập từ Trung Quốc ấy?
Em thấy bày bán ở quầy thì mua thôi. Thấy mọi người ăn thì mình cũng ăn.

Cháu đau lắm bà ơi, bà có thương cháu không?

Cháu khó thở lắm, toàn phải ngồi thôi…

vì nằm thì… không thở được! Có bác nào cứu cháu với!

Mọi - người - ơi - cứu - các - cháu - với !!!


Các nhà kinh doanh lớn nhỏ và những kẻ tiếp tay, nên nhớ: vì đồng tiền, vì lợi nhuận, các người nhẫn tâm coi rẻ, đầu độc mạng sống người dân vô tội. Các người có thể bằng mọi cách, luồn lách, tránh khỏi sự kiểm soát, trừng phạt của pháp luật, nhưng các người sẽ không bao giờ thoát khỏi lưới Trời. Không một ai có thể được bình yên hưởng thụ những đồng tiền từ máu và tính mạng của đồng loại.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
thiet ke web hai phong| thiet ke website hai phong||thiết kế website hải phòng||thiết kế web hải phòng