Nguyễn Văn Hoàng
Ngày 26/4/2012, liên bộ Công an, Khoa học - Công nghệ, Giao thông - Vận tải và Bộ Công thương đã họp báo công bố kết quả điều tra nguyên nhân cháy xe thời gian qua.
Đại diện các bộ ngành cho biết, xác định năm nguyên nhân cháy xe gồm: chập điện, sự cố kỹ thuật, sơ suất, tai nạn giao thông, đốt. Hiện, chưa có bằng chứng xăng kém chất lượng là nguyên nhân gây cháy xe.
Hiện tượng cháy xảy ra ở cả các hãng xe có thương hiệu như Mercedes, BMW, Ford, Honda, Toyota, Hyundai, Daewoo, Mazda, SYM. Một số vụ cháy bất thường như dừng xe tắt máy; đang chạy bị tắt máy, khởi động lại gây cháy, nổ.
Cuối buổi họp báo, thiếu tướng Trần Anh Dũng - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát Hành chính (Bộ Công an) cho biết, câu trả lời đầy đủ và đáp ứng mong mỏi của xã hội thì các bộ ngành "xin khất" để tiếp tục điều tra làm rõ!?
Thế mới biết cái thằng... “xăng dầu” này gớm!
Nhớ lại thời điểm vừa “thay tướng”, Vương Đình Huệ là một trong những đốm lửa, niềm hy vọng của dân vào “thế hệ bộ trưởng mới”. Thế mà tại cuộc Hội thảo về cơ chế điều hành giá xăng dầu ngày 20/9/2011, các “ông lớn” xăng dầu ngay lập tức lấn lướt, o ép, coi Vương ông chẳng ra gì. Ông Vương đã suýt bật khóc khi phải thốt lên: “Doanh nghiệp đừng có dọa nhà nước”!?
Ấy là về giá. Còn về chất lượng, khi báo Thanh Niên hồ hởi bật lên loạt phóng sự điều tra nói có sách, mách có chứng Kinh hoàng công nghệ xăng dỏm ngày 9/1/2012, đối lập với bừng bừng phẫn nộ của hầu hết người dân là thái độ thận trọng đến dửng dưng của cơ quan điều tra!? Ngày 3/2/2012, trả lời phỏng vấn về tiến trình vụ án, đại tá Nguyễn Ngọc Trường, Phó cục trưởng C46 cho biết: “Hiện chưa thể khởi tố vụ án vì vẫn trong quá trình xác minh”. Cho đến nay, vụ án vẫn chưa được khởi tố!?
Đây có phải cái lọ đựng "chất gây cháy"? Ảnh nguồn Thanh Niên.
Khi bức xúc trong xã hội đã lên tới cao trào do những vụ xe cháy xảy ra liên tục, gần như ngày nào cũng có cháy xe, để trấn an dư luận, ngày 29/3/2012 Bộ Khoa học và Công nghệ đã ra tuyên bố sẽ thực hiện cuộc thanh tra diện rộng về xăng dầu từ tháng 6 đến tháng 8.
Ông Trần Minh Dũng, Chánh thanh tra Bộ cho biết, các lực lượng chức năng sẽ thực hiện “bí mật”, “bất ngờ” để các chủ cây xăng không có “thời gian đối phó”!?
Chẳng biết yếu tố “bí mật”, “bất ngờ” sẽ đem lại điều gì nhưng tuyên bố kiểu “rung chà cá nhảy” của Bộ Khoa học và Công nghệ có vẻ thu về hiệu quả ngay. Tần suất của các vụ cháy giảm rõ rệt!?
Chất gây cháy được pha vào xăng dầu? Ảnh nguồn Thanh Niên.
Tuy vậy, sau thời gian, kết luận của bốn Bộ vẫn phải tránh thật xa “xăng dầu” mặc cho xuất hiện ethanol hoặc methanol quá nồng độ cho phép, mặc cho hàm lượng octan thấp so với xăng và hàm lượng lưu huỳnh cao đối với dầu!?
Năm nguyên nhân mà bốn bộ cùng với một đống các “khoa học gia” đưa ra ở trên đều rất đúng khi chỉ ra xuất phát điểm, nguồn căn của sự cháy. Đấy chính là yếu tố kích cháy. Người xưa vẫn nói “không có lửa” là ở chỗ đó. Nhưng còn “khói” thì ở đâu ra?
Khi châm thanh củi hoặc tờ giấy vào bếp than, thời gian bắt lửa của chúng là khác nhau. Như vậy, nhanh, chậm, mạnh, yếu của sự cháy là do nguyên liệu chứ không phải do yếu tố kích cháy.
Sẽ thế nào nếu cố tình đưa ngọn lửa vào chiếc xe không bị rò rỉ hoặc chưa nạp nhiên liệu? Hy vọng bắt lửa để xảy ra cháy ở đây là không thể. Vậy không thể chối cãi, xăng dầu chính là nguyên liệu của các vụ cháy xe.
Nhưng sao lại có hiện tượng xăng dầu rò gỉ?
Sao xăng dầu bây giờ dễ cháy thế?
Hiện tượng này chỉ có ở Việt Nam?
Câu trả lời đầy đủ và đáp ứng mong mỏi của xã hội thì các bộ ngành "xin khất" để tiếp tục điều tra làm rõ!?
Thế mới biết cái thằng “xăng dầu” này gớm thật!
N.V.H
Ngày 26/4/2012, liên bộ Công an, Khoa học - Công nghệ, Giao thông - Vận tải và Bộ Công thương đã họp báo công bố kết quả điều tra nguyên nhân cháy xe thời gian qua.
Đại diện các bộ ngành cho biết, xác định năm nguyên nhân cháy xe gồm: chập điện, sự cố kỹ thuật, sơ suất, tai nạn giao thông, đốt. Hiện, chưa có bằng chứng xăng kém chất lượng là nguyên nhân gây cháy xe.
Hiện tượng cháy xảy ra ở cả các hãng xe có thương hiệu như Mercedes, BMW, Ford, Honda, Toyota, Hyundai, Daewoo, Mazda, SYM. Một số vụ cháy bất thường như dừng xe tắt máy; đang chạy bị tắt máy, khởi động lại gây cháy, nổ.
Cuối buổi họp báo, thiếu tướng Trần Anh Dũng - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát Hành chính (Bộ Công an) cho biết, câu trả lời đầy đủ và đáp ứng mong mỏi của xã hội thì các bộ ngành "xin khất" để tiếp tục điều tra làm rõ!?
Thế mới biết cái thằng... “xăng dầu” này gớm!
Nhớ lại thời điểm vừa “thay tướng”, Vương Đình Huệ là một trong những đốm lửa, niềm hy vọng của dân vào “thế hệ bộ trưởng mới”. Thế mà tại cuộc Hội thảo về cơ chế điều hành giá xăng dầu ngày 20/9/2011, các “ông lớn” xăng dầu ngay lập tức lấn lướt, o ép, coi Vương ông chẳng ra gì. Ông Vương đã suýt bật khóc khi phải thốt lên: “Doanh nghiệp đừng có dọa nhà nước”!?
Ấy là về giá. Còn về chất lượng, khi báo Thanh Niên hồ hởi bật lên loạt phóng sự điều tra nói có sách, mách có chứng Kinh hoàng công nghệ xăng dỏm ngày 9/1/2012, đối lập với bừng bừng phẫn nộ của hầu hết người dân là thái độ thận trọng đến dửng dưng của cơ quan điều tra!? Ngày 3/2/2012, trả lời phỏng vấn về tiến trình vụ án, đại tá Nguyễn Ngọc Trường, Phó cục trưởng C46 cho biết: “Hiện chưa thể khởi tố vụ án vì vẫn trong quá trình xác minh”. Cho đến nay, vụ án vẫn chưa được khởi tố!?
Đây có phải cái lọ đựng "chất gây cháy"? Ảnh nguồn Thanh Niên.
Khi bức xúc trong xã hội đã lên tới cao trào do những vụ xe cháy xảy ra liên tục, gần như ngày nào cũng có cháy xe, để trấn an dư luận, ngày 29/3/2012 Bộ Khoa học và Công nghệ đã ra tuyên bố sẽ thực hiện cuộc thanh tra diện rộng về xăng dầu từ tháng 6 đến tháng 8.
Ông Trần Minh Dũng, Chánh thanh tra Bộ cho biết, các lực lượng chức năng sẽ thực hiện “bí mật”, “bất ngờ” để các chủ cây xăng không có “thời gian đối phó”!?
Chẳng biết yếu tố “bí mật”, “bất ngờ” sẽ đem lại điều gì nhưng tuyên bố kiểu “rung chà cá nhảy” của Bộ Khoa học và Công nghệ có vẻ thu về hiệu quả ngay. Tần suất của các vụ cháy giảm rõ rệt!?
Chất gây cháy được pha vào xăng dầu? Ảnh nguồn Thanh Niên.
Tuy vậy, sau thời gian, kết luận của bốn Bộ vẫn phải tránh thật xa “xăng dầu” mặc cho xuất hiện ethanol hoặc methanol quá nồng độ cho phép, mặc cho hàm lượng octan thấp so với xăng và hàm lượng lưu huỳnh cao đối với dầu!?
Năm nguyên nhân mà bốn bộ cùng với một đống các “khoa học gia” đưa ra ở trên đều rất đúng khi chỉ ra xuất phát điểm, nguồn căn của sự cháy. Đấy chính là yếu tố kích cháy. Người xưa vẫn nói “không có lửa” là ở chỗ đó. Nhưng còn “khói” thì ở đâu ra?
Khi châm thanh củi hoặc tờ giấy vào bếp than, thời gian bắt lửa của chúng là khác nhau. Như vậy, nhanh, chậm, mạnh, yếu của sự cháy là do nguyên liệu chứ không phải do yếu tố kích cháy.
Sẽ thế nào nếu cố tình đưa ngọn lửa vào chiếc xe không bị rò rỉ hoặc chưa nạp nhiên liệu? Hy vọng bắt lửa để xảy ra cháy ở đây là không thể. Vậy không thể chối cãi, xăng dầu chính là nguyên liệu của các vụ cháy xe.
Nhưng sao lại có hiện tượng xăng dầu rò gỉ?
Sao xăng dầu bây giờ dễ cháy thế?
Hiện tượng này chỉ có ở Việt Nam?
Câu trả lời đầy đủ và đáp ứng mong mỏi của xã hội thì các bộ ngành "xin khất" để tiếp tục điều tra làm rõ!?
Thế mới biết cái thằng “xăng dầu” này gớm thật!
N.V.H
0 nhận xét:
Đăng nhận xét